Béo phì là tình trạng mà cơ thể thể tích quá nhiều mỡ và chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và bất kỳ giới tính nào. Nguyên nhân gây nên bệnh vô sinh hiện nay có thể bắt nguồn từ việc cơ thể bị béo phì mà nhiều người không để ý đến. Bài viết sau đây mà Dr Spa cung cấp có thể mang những thông tin hữu ích cho các bạn để có thể giảm thiểu bệnh vô sinh do béo phì gây ra.
Khi nào người bệnh được xem là béo phì?
Để có thể đánh giá được những người bệnh có đang trong tình trạng béo phì hay không thì chúng ta sẽ phải dựa trên kết quả của chỉ số BMI. Chỉ số BMI là thước đo tiêu chuẩn dùng để xác định số cân nặng của bệnh nhân, trong đó sử dụng số đo về chiều cao và cân nặng của cơ thể làm căn cứ đánh giá. Sau khi có chỉ số BMI đầy đủ bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng của bệnh nhân như sau:
- BMI <16: Gầy độ III;
- 16 ≤ BMI <17: Gầy độ II;
- 17 ≤ BMI <18.5: Gầy độ I;
- 18.5 ≤ BMI <25: Bình thường;
- 25 ≤ BMI <30: Thừa cân;
- 30 ≤ BMI 35: Béo phì độ 1;
- 35 ≤ BMI <40: Béo phì độ II;
- BMI >40: Béo phì độ III.

Béo phì và nguy cơ vô sinh
Béo phì là một bệnh lý nguy hiểm, dù ở bất cứ lứa tuổi nào thì bệnh lý này cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khoẻ. Nhưng nhiều người vẫn không biết rằng, béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến vấn đề vô sinh đối với cả nam giới lẫn nữ giới.
Theo số liệu cho biết, phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 40, nếu hàm lượng chất béo có trong cơ thể vượt mức 10-15% bình thường thì có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của họ. Lượng chất béo cao gây ra tình trạng dư thừa estrogen trong cơ thể phụ nữ, qua đó làm giảm đi khả năng sinh sản của buồng trứng, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đây là nguyên nhân lớn nhất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh con của phụ nữ.
Bên cạnh đó, phần lớn những trường hợp phụ nữ béo phì có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Những phụ nữ đang trong quá trình mang thai nếu có lượng đường cao và không ổn định thì có thể xảy ra tình trạng sinh non hoặc sảy thai. Đồng thời, trẻ sinh ra bởi người phụ nữ béo phì sẽ có khả năng bị dư cân, mắc phải dị tật bẩm sinh, cần được chăm sóc y tế đặc biệt sau khi chào đời hoặc có vấn đề về sức khỏe trong thời niên thiếu và có thể béo phì trong giai đoạn phát triển.
Không những vậy mà với nam giới, béo phì cũng có ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng sinh con. Mà tiểu đường sẽ gây ra giảm hoạt động của thận khiến cơ thể lúc nào cũng thấy mệt, điều đó kéo theo tình trạng suy yếu sinh lý. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh trùng của những người mắc bệnh tiểu đường cũng có dấu hiệu bị suy giảm. Do đó mà không chỉ có phụ nữ mà nam giới bị vô sinh vì béo phì cũng chiếm một tỉ lệ cao như vậy.

Xem thêm: 11 tác hại của béo phì nguy hiểm mà ai cũng nên biết
Phân loại các trường hợp vô sinh
Vô sinh được chia làm 2 dạng là vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát, cụ thể:
Vô sinh nguyên phát
Vô sinh nguyên phát là tình trạng vô sinh ở các cặp vợ chồng, trong trường hợp người vợ không mang thai lần nào. Khi chữa vô sinh nguyên phát, bác sĩ cần căn cứ trên tình trạng sức khoẻ cả người vợ lẫn người chồng, sau đó mới có thể tìm thấy phương pháp điều trị thích hợp.
Vô sinh thứ phát
Vô sinh thứ phát là tình trạng vô sinh ở các cặp vợ chồng đã từng có con (đã nạo phá thai và có những lần sảy thai). Đồi với các ca vô sinh thứ phát thì tâm lý chung của các cặp vợ chồng đều khá chủ quan trong vấn đề có thêm con. Do họ cho rằng mình đã có con trước nên lần tiếp theo cũng sẽ như vậy. Thực tế, nhiều cặp đôi đã cảm thấy rất lúng túng và bất ngờ khi biết tình trạng vô sinh thứ phát của bản thân.
Dấu hiệu nhận biết vô sinh
Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh vô sinh ở cả nam và nữ:
Dấu hiệu nhận biết vô sinh tại bộ phận sinh dục
Những dấu hiệu có thể trực tiếp báo hiệu chứng bệnh vô sinh hoặc liên quan đến nhiều nguyên nhân khác gây ra vô sinh – hiếm muộn ở nam giới. Cụ thể là:
- Có vết thương không đau ở thân hoặc đầu dương vật: đây cũng dễ là các u nhú, giang mai hay một hình thái của ung thư.
- Sưng đau ở bìu: có thể là viêm mào tinh hoàn hoặc xoắn tinh hoàn.
- Tiết dịch màu vàng sẫm hoặc hơi xanh ở đầu dương vật: là dấu hiệu của bệnh lây qua đường tình dục như nhiễm khuẩn da quy đầu, viêm niệu đạo.
- Đi tiểu có cảm giác đau buốt: dấu hiệu viêm bàng quang hoặc niêm mạc niệu đạo hay viêm niệu đạo.
- Toàn bộ quy đầu đau và sưng: có thể bị nhiễm khuẩn quy đầu.
- Tinh dịch có lẫn máu hoặc đau khi xuất tinh thì sẽ có khả năng bị viêm niệu đạo, viêm hay nhiễm khuẩn túi tinh.
- Khi quan hệ có cảm giác đau: bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như dị ứng với biện pháp tránh thai (thuốc diệt tinh trùng, màng chắn. ..) , viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn hoặc âm đạo khô.
- Đau nhiều ở tinh hoàn mà không phải chấn thương: có thể là viêm mào tinh hoàn thể nặng hay xoắn tinh hoàn, khiến bộ phận sinh dục không có máu đến nuôi.
- Đau nhiều quanh tinh hoàn: thường mắc viêm mào tinh hoàn thể nhẹ.
- Một tinh hoàn có khối nhỏ và cứng, không đau: cần loại trừ ung thư tinh hoàn hoặc một tổn thương lành tính ở mào tinh.
- Bìu sưng to và đau ở một hay cả hai bên: có thể là viêm tĩnh mạch ở bìu.
- Bìu to tròn và căng như trái bóng, có dịch ở tinh mạc: nếu có một nang nhỏ thì có thể là bị viêm mào tinh hoàn.
- Sưng to nhưng mềm ở phía trên tinh hoàn và thường to lên khi cương, khi nâng vác vật nặng hoặc khi ho: có thể là thoát vị rốn hay chỉ có một quai ruột lọt vào bìu.
- Không có tinh trùng hoặc tinh trùng quá nhỏ, tinh trùng di động kém hay tinh trùng bị dị tật.
- Bị liệt dương, suy cơ quan sinh dục nam (là trường hợp mà tinh hoàn không phát triển bình thường) , xuất tinh sớm hoặc xuất tinh ngược dòng (tinh dịch không được đẩy ra ngoài, mà đi thẳng vào niệu đạo và sau đó được bài tiết ra ngoài) .
- Các nguyên nhân khác làm giảm khả năng sản sinh tinh dịch trong hội chứng down.
- Tinh hoàn xoắn (là trường hợp dòng máu cấp đến tinh hoàn bị ngăn lại) hoặc tinh hoàn không nằm đúng chỗ (đây là trường hợp mà tinh hoàn không nằm trong bìu) .
- Nguyên nhân di truyền có thể gây ra những vấn đề rối loạn cương dương và xuất tinh.

Dấu hiệu nhận biết vô sinh tại những bộ phận khác trên cơ thể
Nguyên nhân có thể là do buồng trứng của người phụ nữ bị xoắn lại, vỡ nang buồng trứng hay buồng trứng nằm sai chỗ. .. vì lúc này khả năng tinh trùng của nam giới đến với trứng và thụ thai được là cực thấp. Hiếm muộn – vô sinh thường xảy ra khi có những dấu hiệu sau:
- Rối loạn kinh nguyệt
- Vô kinh
- Sảy thai
- Thống kinh
- Dịch âm đạo bất thường
- Sự mất cân bằng về hooc môn
- Tuyến vú phát triển kém
- Một số dấu hiệu khác: ví dụ như mắc bệnh viêm nhiễm vùng xương chậu, u xơ tử cung, chít hẹp cổ tử cung, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. .. cũng giúp bạn biết mình có thể bị mắc chứng vô sinh – hiếm muộn hay không.

Chẩn đoán và điều trị vô sinh
Bệnh vô sinh có điều trị được không? Cùng xem tiếp nội dung dưới đây nhé!
Chẩn đoán bệnh vô sinh
Trong các trường hợp bình thường, việc chẩn đoán vô sinh chỉ nên được tính đến sau khi một cặp vợ chồng đã có xảy ra quan hệ tình dục bình thường với nhau ít nhất là 12 tháng và không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào mà không xảy ra thụ thai. Thống kê có khoảng 90% phụ nữ bình thường có thai trong khoảng thời gian đó.
Xác định những yếu tố bình thường có thể thụ thai, ví dụ như quan hệ tình dục trước thời điểm rụng trứng (khoảng ngày thứ 8 – 17 của chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng của phụ nữ) .
Khi chẩn đoán các nguyên nhân, nên xem xét vấn đề từ cả 2 phía. Vì thế, những cặp vợ chồng vô sinh nên thường xuyên đến khám bệnh.
Chẩn đoán cần loại trừ các nguyên nhân bệnh lý để có thể xác định đúng. Tiến hành ghi chép và phân tích các đơn thuốc mà họ đã sử dụng, những bệnh tật mà họ đã từng trải qua. Đặc biệt cũng chú ý đến nơi làm việc có tiếp xúc với những nguồn ô nhiễm nào không. Nếu không tìm ra nguyên nhân gây vô sinh thì tiếp tục thực hiện việc chẩn đoán cho mọi người.
Chẩn đoán bệnh vô sinh ở nữ giới bao gồm:
- Tìm hiểu chu kỳ kinh nguyệt, đo nhiệt độ trong chu kỳ kinh để xác định ngày rụng trứng, xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm xác định được việc bạn có có đang rụng trứng bình thường hay không.
- Chụp X quang tử cung và vòi trứng nhằm phát hiện những dấu hiệu khác thường.
- Soi tinh hoàn để kiểm tra bộ phận sinh dục nhằm phát hiện những bất thường về mô hoặc nang.
- Tìm các dấu hiệu mất cân bằng nội tiết như mọc râu, nổi mụn, béo phì. ..
Chẩn đoán bệnh vô sinh ở nam giới bao gồm:
- Khám lâm sàng nhằm phát hiện những viêm nhiễm hoặc bất thường ở dương vật, tinh hoàn, bìu và tuyến tiền liệt.
- Tìm các dấu hiệu mất cân bằng nội tiết như ngực to và nhiều lông trên cơ thể mình hoặc trên khuôn mặt.
- Phân tích tinh dịch để xác định giới tính và tuổi tác. Tinh dịch thường được rút ra bằng việc thủ dâm sau khi người đàn ông đã không xuất tinh trong ít nhất là 48 giờ và sau đó được mang đi xét nghiệm ngay trong vòng 2 giờ.

Điều trị bệnh vô sinh
Trong các trường hợp nếu không xác định được nguyên nhân bệnh vô sinh, bác sĩ nên chỉ dẫn bệnh nhân một số biện pháp nâng cao tổng trạng như thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, giảm hay cai rượu bia và thuốc lá, giải tỏa sự căng thẳng tinh thần trong cuộc sống. ..
Trong trường hợp việc xác định bệnh vô sinh xảy ra là do người phụ nữ không rụng trứng, bác sĩ có thể giúp điều trị với clomiphene 50mg mỗi ngày và được tiến hành liên tục trong 5 ngày, kể từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt trở đi. Sau khi uống thuốc, tiến hành theo dõi để xác định việc rụng trứng qua lượng progesterone thay đổi vào ngày thứ 19 – 21. Nếu xác định được trong quá trình đó không rụng trứng, thì tiếp tục tiến hành điều trị đợt thứ hai với liều lượng gấp đôi (100mg), quá trình đó cũng diễn ra trong 5 ngày. Khi điều trị đến đợt điều trị thứ ba mới thôi.

Làm sao để khắc phục nguy cơ vô sinh do béo phì?
Béo phì không những gây mất thẩm mỹ mà ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người mắc người bệnh, đặc biệt là đối với sức khỏe sinh sản của cả nam lẫn nữ. Do đó muốn ngăn chặn nguy cơ xảy ra bệnh vô sinh vì béo phì trước hết chúng ta cần loại trừ nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Trong đó, giảm cân là phương pháp hữu hiệu và cần thiết nhất cho các bệnh nhân bị béo phì.
Phương pháp cụ thể giúp người bệnh béo phì có nguy cơ vô sinh để có thể giảm cân như sau:

Thiết lập chế độ ăn khoa học
Cần thiết lập một chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học và cân đối cho người bệnh, trong đó, người bệnh cần chú trọng việc phải ăn nhiều rau củ, quả tươi, uống nhiều nước, đặc biệt tránh ăn những thức ăn có hàm lượng chất béo, lượng đường cao.

Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học, người bệnh béo phì không được thức quá khuya hoặc dậy quá muộn. Đặc biệt không được ăn vặt và sử dụng những loại thực phẩm, thức uống có chứa chất kích thích vào ban đêm.
Tập thể dục nâng cao sức khỏe
Phương pháp tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe và tiêu hao lượng mỡ thừa trên cơ thể với các động tác nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe, bơi, đi cầu lông. ..

Không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc
Người bệnh không được tự ý sử dụng các loại thuốc giảm cân nếu đó là những loại thuốc không rõ nguồn gốc và không theo đơn của bác sĩ hay những phương pháp giảm cân không khoa học và không lành mạnh. Vì điều này có thể không mang lại kết quả giảm cân hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Béo phì là một bệnh lý nguy hiểm và có khả năng ảnh hưởng khá lớn đến cơ thể, do đó người bệnh cũng không chủ quan. Khi tình trạng bệnh nặng thì cơ thể cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn nữa. Bệnh vô sinh cũng từ đó mà ngày một xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy các bạn hãy sống lành mạnh để duy trì một cân nặng hợp lý để có một sức khỏe tốt. Qua những thông tin trên Dr Spa hy vọng các bạn có thể hiểu rõ được tác hại của béo phì đối với sức khỏe sinh sản thế nào.