Bệnh béo phì có 3 mức độ khác nhau. Trong đó, béo phì độ 1 vẫn là cấp độ bệnh nhẹ nhất. Mặc dù đây mới là giai đoạn khởi đầu của bệnh béo phì nhưng nếu không được chữa trị sớm thì bệnh sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng hoặc có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vậy, béo phì độ 1 là như thế nào? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị ra sao? Hãy cùng Dr Spa tìm hiểu ngay tại bài viết nhé.

Béo phì độ 1 là gì?
Béo phì được hiểu là sự tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức có khả năng gây tổn hại đến sức khoẻ. Béo phì độ 1 là cấp thấp nhất của béo phì. Một người trưởng thành được xác định là béo phì độ 1 khi chỉ số sinh khối (BMI) lớn hơn hoặc bằng 30.
Béo phì từng được cho là vấn đề thường xảy ra ở những quốc gia có thu nhập cao. Tuy nhiên, hiện nay béo phì đang gia tăng mạnh ở nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tỉ lệ béo phì hiện tại đối với người Việt trung bình là 15%. Trong thực tế, số lượng trẻ béo phì tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chiếm 18% tổng số ca béo phì trên toàn quốc.
Nghiêm trọng hơn nữa, bệnh béo phì là “cửa ngõ” đưa đến những bệnh tật hiểm nghèo làm tổn hại đến việc phát triển thể lực, trí tuệ của trẻ cũng như uy hiếp đến sự phát triển giống nòi và sức mạnh của một quốc gia. Vì thế, nhận biết sớm được căn bệnh béo phì trên trẻ để có thể phòng tránh là việc làm hết sức cần thiết.

Dấu hiệu nhận biết béo phì độ 1
Bệnh béo phì độ 1 cũng khó phân biệt được bằng mắt thường vì người béo phì độ 1 nhìn sẽ mập mạp và tròn trịa hơn người khác một ít. Hơn nữa, tỉ lệ và vị trí phân bố lượng mỡ dư thừa trên cơ thể giới tính là khác nhau. Vì thế:
- Có người dù gương mặt, cánh tay, bắp chân trông đầy đặn nhưng cũng KHÔNG phải người béo phì độ 1.
- Ngược lại, có người dù gương mặt đầy đặn, tay chân thon nhỏ nhưng CÓ THỂ là người béo phì cấp độ 1.
Do đó, Bộ Y tế đã đưa ra 3 cách nhận biết bệnh béo phì độ 1 chính xác nhất, đó là:
STT | Cách nhận biết béo phì độ 1 | Điều kiện chẩn đoán béo phì độ 1 |
1 | Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) | 25 =< BMI < 30 |
2 | Đo chu vi vòng bụng | >= 90cm (với nam) và >= 80cm (với nữ giới) |
3 | Công nghệ tia bức xạ DXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry) đo tỉ lệ mỡ và thành phần cơ thể | 25 =< BMI <30 |

Hướng dẫn nhận biết béo phì độ 1 bằng cách tính BMI
Với cách trên, bạn cần lấy khối lượng của cơ thể (theo đơn vị kilogam) chia cho giá trị của chiều cao (theo đơn vị mét) . Ví dụ, 1 người cao 165cm và nặng 80kg sẽ có chỉ số BMI = 80/1.652 = 29.38. Do giá trị BMI là 29.38 – nằm trong khoảng từ 25 đến 29.99 nên người này được xác định là béo phì độ 1.
Hướng dẫn nhận biết béo phì độ 1 bằng chu vi vòng bụng
Bạn đứng thẳng lưng theo tư thế tự nhiên, hai chân cách nhau 10cm. Choàng dây qua vùng bụng dưới, ngay tại vị trí điểm nối xương hông thấp nhất với bờ trên xương chậu. Nếu chu vi vòng bụng> = 80cm (ở nữ) và> = 90 cm (với nam giới) thì có thể bạn đã mắc chứng béo phì độ 1

Hướng dẫn nhận biết béo phì độ 1 bằng Công nghệ DXA
DXA sử dụng tia X ở hai mức năng lượng khác nhau nhằm kiểm tra tỉ lệ chất béo, đo thành phần máu và mật độ xương. Hiện công nghệ này đang có mặt tại Bệnh viện Quân Y 108. Bạn nên trực tiếp đến bệnh viện để nghe tư vấn kỹ hơn.

Nguyên nhân dẫn đến béo phì cấp độ 1
Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh béo phì độ 1 là từ mức năng lượng bạn nạp vào mỗi ngày LỚN HƠN lượng calo do cơ thể bạn tiêu thụ. Tình trạng mất cân đối năng lượng nếu kéo dài liên tục trong vòng nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng béo phì độ 1.
Nhìn xa hơn, có nhiều nguyên nhân gián tiếp và trực tiếp dẫn đến tình trạng thừa năng lượng quá mức trên, trong đó gồm:
- Gen di truyền: Những người có mã gen MC4R (mã hoá thụ thể melanocortin 4) khiến họ luôn thấy đói, cần ăn ngấu nghiến liên tục mới thoả mãn được cơn đói rồi nhanh chóng trở nên béo phì.
- Lười vận động tập thể dục: Cuộc sống căng thẳng, ít tập luyện thể thao mà dành nhiều giờ trên máy vi tính khiến bạn bị thừa năng lượng, tăng mỡ bụng và gây béo phì độ 1.
- Ngủ không đủ giấc: Thiếu ngủ, mất ngủ gây rối loạn nội tiết và nhịp sinh học của cơ thể, khiến bạn cảm thấy đói hơn bình thường và có xu hướng ăn những loại thực phẩm nhiều calo như gà rán, khoai tây chiên, . . để lấp đầy cơn đói, bị béo phì độ 1.
- Không kiểm soát bữa ăn: Nhiều bạn trẻ có xu hướng hay uống rượu bia, nước giải khát có ga, ăn đồ nướng, rán ngập dầu mỡ, . .. cung cấp rất nhiều calo dễ dẫn đến tình trạng béo phì độ 1.
- Môi trường làm việc: Do cùng chung một thói quen sống và chế độ ăn uống nên người thân của những bệnh nhân béo phì cũng có xu hướng tăng cân và béo phì cao hơn người khác.
- Trong & sau thai kỳ: Phụ nữ khi mang thai cũng được khuyên tăng thêm 10 đến 12kg để con phát triển tốt. Tuy nhiên, sau khi sinh con, mẹ sẽ không thể giảm cân và có xu hướng ăn theo “lề quen thói cũ” lúc mới đẻ, dẫn đến nguy cơ béo phì độ 1 cao hơn người bình thường.
- Do lão hoá: Khi lớn tuổi, khối lượng cơ bắp của bạn sẽ giảm khiến cho tỉ lệ trao đổi chất của cơ thể chậm hơn và dễ gây nên sự tích trữ mỡ dư thừa.
- Mắc bệnh lý: Các bệnh lý như suy tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng Prader-Willi, hội chứng Cushing, . . khiến bạn bị rối loạn nội tiết, hay cảm thấy đói hoặc căng thẳng quá mức, muốn tìm kiếm thức ăn để “giải” stress và thỏa mãn cơn đói nên dễ béo phì độ 1.

Những tác hại của béo phì độ 1 đối với sức khỏe
Theo Tạp chí Sức khỏe & Đời sống – cơ quan ngôn luận chính thức của Bộ Y tế Việt Nam, béo phì độ 1 chính là “sát thủ” tiềm tàng gây nên hơn 200 bệnh lý nghiêm trọng khác nhau, như tăng mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ, viêm túi mật, tiểu đường, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não và đột quỵ.
Không những vậy, béo phì độ 1 cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác như mù lòa và viêm tụy phải cắt bỏ chi. Nguy hiểm hơn nữa, béo phì độ 1 là nguyên nhân dẫn đến các bệnh ung thư, điển hình là ung thư nội mạc tử cung, vú, dạ dày, tuyến tiền liệt, gan, phổi, thận và ruột kết.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng nếu không có biện pháp phòng ngừa, trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh béo phì ở thời ấu thơ sẽ có nguy cơ cao hơn cả béo phì lúc trưởng thành, làm tăng khả năng bị mắc một số bệnh mạn tính khó chữa trị dứt điểm.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong lúc vấn nạn suy dinh dưỡng có xu hướng giảm xuống rõ rệt thì số người béo phì tại Việt Nam đang tăng lên khá nhanh chóng, khiến nước ta đang phải đối diện với gánh nặng dinh dưỡng kép, làm suy yếu nguồn lực lao động hiện tại và tương lai cho toàn xã hội.

Phương pháp điều trị béo phì cấp độ 1
Quy trình điều trị béo phì cấp độ 1 đã được Bộ Y tế phê duyệt theo Quyết định số 2892/QĐ-BYT ngày 22/10/2022. Theo hướng dẫn, bạn cần:
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học
Để có được một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, bệnh nhân béo phì độ 1 cần làm theo các bước sau đây :
Bước 1: Xác định mục tiêu & tốc độ giảm cân
Đối với người khoẻ mạnh, điều trị béo phì độ 1 được coi là thành công khi bạn giảm cân trở lại mức cân nặng lý tưởng (CNLT) . Theo định nghĩa, cân nặng chuẩn của bệnh nhân béo phì độ 1 được tính theo tỷ lệ:
CNLT (đơn vị kg) = (chiều cao tính theo mét)2 × 22 |
Với người béo phì độ 1, tốc độ giảm cân lý tưởng là chỉ cần giảm từ 5-15% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng (trung bình giảm khoảng 2 – 3kg/tháng) .
Bước 2: Tính toán năng lượng & phân phối dinh dưỡng hợp lý
Lượng calo mà bệnh nhân béo phì cần ăn một ngày được tính như sau:
- Với người lao động vừa (nhân viên kinh doanh, nhân viên tiếp thị, bán hàng, người nội trợ) :
Tổng lượng calo ăn 1 ngày = CNLT x (20 đến 25) |
- Với người lao động vừa (công nhân, nông dân, ngư dân, lực lượng vũ trang):
Tổng lượng calo ăn 1 ngày = CNLT x (25 đến 30) |
- Với người lao động nặng (công nhân hầm mỏ, nông dân đang thu hoạch vụ mùa, vũ công, vận động viên thi đấu thể thao):
Tổng lượng calo ăn 1 ngày = CNLT x (30 đến 35) |
Trong đó, nhóm các chất dinh dưỡng cần được phân phối theo mức năng lượng như sau:
Chất dinh dưỡng | Tỷ lệ phân bố |
Chất béo | < 30% tổng lượng calo ăn mỗi ngày |
Chất đạm | <20% tổng lượng calo ăn mỗi ngày |
Chất bột đường | 50 – 55% ổng lượng calo ăn mỗi ngày |
Muối | <5g |
Canxi | Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị |
Chất xơ | 20-30g |

Từ bỏ rượu
Khi điều trị bệnh béo phì, bệnh nhân nhất định phải bỏ rượu vì:
- 1 gam rượu cung cấp khoảng 7 calo, tức là cao gần gấp đôi mức năng lượng của 1 gam tinh bột hay 1 gam chất đạm.
- Rượu khi vào cơ thể được chuyển đổi thành chất acetate, giúp ức chế quá trình phân giải lipid trong cơ thể;
- Rượu làm tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu và tăng khả năng bị bệnh tiểu đường.

Tăng cường tập luyện, vận động thể lực thường xuyên
Trong điều trị chứng béo phì độ 1, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo trẻ em cần vận động tối thiểu 60 phút mỗi ngày và người lớn cần tối thiểu 150 phút vận động mỗi tuần (chia làm 3 hoặc 5 ngày tập) . Trong thực tế, mỗi buổi tập thường được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Khởi động, căng cơ và dãn khớp từ trên xuống dưới trong 5 – 10 phút
- Giai đoạn 2: Tập bài thể dục chính từ 20 – 30 phút.
- Giai đoạn 3: Thư giãn, làm mát cơ thể trong 5 – 10 phút để kết thúc buổi tập.
Lưu ý:
- Nếu không có thời gian tập hơn 40 phút liên tục mỗi ngày, hãy chia nhỏ tập 2-3 lần trong ngày, mỗi lần tối thiểu 10 phút và lặp lại ít nhất 5 ngày trong tuần.
- Bệnh nhân béo phì độ 1 nên ưu tiên chọn những bài có tính nhẹ nhàng như tập aerobic, đạp xe, đi bộ, bơi, yoga v.v. ..
- Nếu bệnh nhân béo phì là người lớn tuổi hoặc có tiền sử cao huyết áp và tim mạch thì có thể không cần tập luyện, vận động.

Ngủ đủ giấc và uống vừa đủ nước
Leptin và ghrelin là các hormone điều hoà cảm giác thèm ăn của cơ thể. Khi bạn ngủ không ngủ đủ giấc thì việc sản sinh các hormone này bị “xáo trộn” khiến bạn ăn nhiều hơn. Trong khi đó, nước có tác dụng kiềm chế cảm giác thèm ăn, tăng cường quá trình trao đổi chất và khiến cho việc tập thể dục hiệu quả hơn.

Sử dụng thuốc
Khi đã thực hiện nhiều biện pháp cải thiện chế độ dinh dưỡng kết hợp tăng cường tập luyện thể dục trong vòng 3 tháng mà bệnh nhân béo phì độ 1 vẫn không giảm được 5% cân nặng hoặc BMI vẫn cao> = 25, bệnh nhân nên đến khám bác sĩ dinh dưỡng để được hướng dẫn sử dụng thuốc Orlistat (thuốc ngăn chặn việc hấp thu chất béo) và thuốc Liraglutide 3.0 mg (giúp cân bằng năng lượng và giảm cảm giác đói sau khi ăn) . Tuyệt đối không nên tự dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.

Chỉ định phẫu thuật cho béo phì độ 1
Trường hợp bệnh nhân béo phì độ 1 đã thất bại với tất cả 5 phương pháp điều trị nói trên kèm theo các biến chứng nặng liên quan đến tình trạng béo phì thì bệnh nhân sẽ được chỉ định lựa chọn một trong số những hình thức phẫu thuật sau đây
- Phẫu thuật co thắt dạ dày: Đây là phương pháp phẫu thuật điều trị béo phì hiệu quả nhất, giúp hạn chế lượng thức ăn đến dạ dày đồng thời tăng cảm giác no lâu dài.
- Phẫu thuật tạo ống đứng cho dạ dày: Phương pháp này làm giảm thể tích của dạ dày và khiến bạn ăn chậm hơn.
- Phẫu thuật nối tắt: Phương pháp này nối trực tiếp ruột non với phần 1 ⁄ 3 phía trên của dạ dày, giúp thu nhỏ thể tích bao tử và giúp bệnh nhân ăn nhanh hơn.
- Phẫu thuật hồi lưu mật tuỵ: Phương pháp làm giảm hấp thu dinh dưỡng ở ruột non mà không cần cắt toàn bộ dạ dày, giúp bệnh nhân béo phì độ 1 giảm cân nhanh chóng hơn.
- Các phương pháp phẫu thuật nội soi: Gồm phẫu thuật đảo dòng tá tràng, nối lại dạ dày với mảnh nối, phẫu thuật khâu nếp dạ dày, cắt dạ dày, đặt bóng dạ dày, . ..

Trên đây là tất cả các thông tin về béo phì độ 1 mà DR SPA cung cấp cho bạn để bạn có thể nắm bắt được tình hình sức khỏe của bản thân. Từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác nhất để có thể giúp sức khỏe của mình cải thiện hơn.