Vấn đề béo phì đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của các bà mẹ đang mang thai. Không những thế, nó còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi. Vì vậy, việc chăm sóc đặc biệt khi mang thai là cực kỳ quan trọng để giữ gìn sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé. Tuy nhiên, ở những quốc gia đang phát triển, béo phì thường đi cùng với tình trạng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt nhiều hơn ở thành thị. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỉ lệ trung bình của thừa cân và béo phì chỉ ở mức khoảng 6 – 10%. Vì vậy ở bài viết này, Dr Spa sẽ cung cấp thêm thông tin và kiến thức liên quan đến việc béo phì khi mang thai để giúp bạn đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé một cách đầy đủ hơn.
Béo phì khi mang thai
Béo phì khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của mẹ bầu, đặc biệt có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả thai nhi. Do đó, sản phụ cần có các biện pháp phù hợp để phòng tránh béo phì khi mang thai, đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và con.
Ảnh hưởng của béo phì khi mang thai

Đến sản phụ
Mọi phụ nữ khi mang thai đều có thể bị những biến chứng của thai nghén nhưng người bị béo phì sẽ phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cuối thai kỳ: gặp khó khăn khi mang thai do sự tăng trưởng của thai lấn át sự vận động của cơ thể mình khiến cho họ thấy kiệt sức và mệt mỏi. Hệ thống cơ xương phải chịu đựng một lúc nhiều trọng lượng thai bên trong phần thừa của cơ thể mẹ. Người mẹ có thể mắc bệnh đái tháo đường, tiền sản giật, viêm loét tĩnh mạch và thuyên tắc phổi vì sự phối hợp kém do họ ở trong một trạng thái lâu không vận động mạnh hoặc gặp chứng khó thở tạm thời lúc đang nghỉ ngơi.
Trong giai đoạn chuyển dạ khả năng sinh khó nhiều hơn là sinh thường vì đến giai đoạn hậu phẫu tình trạng liền sẹo kém và có thể bị tràn dịch lòng tử cung.

Đến thai nhi
Phụ nữ béo phì thì khả năng thụ thai càng khó khăn vì kinh nguyệt không đều đặn, chu kỳ phóng noãn không diễn ra có tỷ lệ cao, sự kết hợp của trứng và tinh trùng có nhiều hạn chế. Trường hợp, khi đã thụ thai rồi thì nguy cơ sảy thai là rất cao. Các nhà nghiên cứu giải thích thêm, tỉ lệ sẩy thai có thể là vì bản thân chất lượng phôi thấp kết hợp với sự phát triển bất thường của tế bào nội mạc tử cung do béo phì.
Ngoài ra nguy cơ dị tật bẩm sinh xuất hiện ở thai nhi cũng cao.
Bằng chứng khoa học cho biết trẻ khi sinh ra bởi những bà mẹ béo phì sẽ dễ dàng bị các bệnh đái tháo đường 2, bệnh tim mạch và thậm chí béo phì. Điều này có thể là do đột biến bên ngoài bộ gen của phôi thai hoặc sự bất thường của môi trường tử cung ở bà mẹ dư cân. Khi ở giai đoạn sau sinh, ngôi thai bất thường hoặc sinh non vì nước ối gây nhiều. Bé sinh ra khả năng miễn dịch yếu rất hay bị nhiễm trùng

Tránh béo phì khi mang thai
Giảm cân trước khi mang thai là biện pháp tốt nhất giúp tránh nguy cơ gặp những rắc rối do béo phì gây ra. Ngay cả khi chỉ giảm một lượng nhỏ cân nặng (5 – 7% trọng lượng hiện tại) cũng sẽ cải thiện đáng kể sức khoẻ tổng thể của bạn và hỗ trợ tốt hơn cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Để giảm cân, bạn cần đốt cháy nhiều calo hơn mức tiêu thụ. Phụ nữ có thể giảm cân nhanh chóng bằng việc tập thể dục đều đặn cùng chế độ ăn uống hợp lý.

Chế độ ăn uống hợp lý
Việc cung cấp thức ăn hàng ngày cần phải đều đặn và có chừng mực để cân nặng của bạn không thay đổi quá lớn. Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, phụ nữ mang thai cần cung cấp trung bình 300 calo mỗi ngày, tương đương với số calo có trong một ly sữa tách béo và nửa chiếc bánh sandwich. Chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập thường xuyên có thể sẽ giúp bạn tránh béo phì khi mang thai.

Tập thể dục thế nào để tránh béo phì khi mang thai?
Phụ nữ mang thai cần phải có những động tác tập thể dục vừa phải. Tuy nhiên, mẹ bầu nên nói chuyện với bác sỹ chuyên khoa để có phương pháp tập thể dục thích hợp. Bạn bắt đầu từ chỉ với 5 phút tập thể dục mỗi ngày và nâng lên đều đặn mỗi tuần. Mục tiêu của bạn là tạo thói quen tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần nếu có thể. Đi bộ là một lựa chọn tốt nếu bạn mới bắt đầu tập thể dục. Ngoài ra, bơi lội cũng là một bài tập thể dục tốt đối với phụ nữ mang thai. Khi bơi lội, môi trường nước sẽ nâng đỡ cơ thể của bạn, vì vậy có thể tránh khỏi chấn thương và căng cơ.

Có cần dùng thuốc giảm cân trước khi mang thai không?
Nếu đã cố gắng giảm cân bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục, nhưng chỉ số BMI vẫn ở mức cao hơn 30 trở lên hoặc trên 27 khi có kèm theo các bệnh lý, ví dụ như có bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, thì bác sĩ nên đề nghị dùng thêm thuốc giảm cân. Tuy nhiên, không nên dùng các loại thuốc trên nếu bạn đang chuẩn bị mang thai hoặc đã có thai.
Có nên phẫu thuật giảm béo trước khi mang thai?
Phẫu thuật giảm cân có thể là một lựa chọn tốt đối với những người bị béo phì nặng hoặc những người có vấn đề sức khỏe trầm trọng gây ra do béo phì. Nếu bạn đã tiến hành phẫu thuật giảm cân, bạn nên hoãn việc mang thai khoảng 12 – 24 tháng sau khi phẫu thuật, bởi vì khi ấy cân nặng của bạn sẽ giảm nhanh chóng nhất. Một số loại phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến việc dung nạp thuốc đường uống, bao gồm cả thuốc tránh thai. Trong trường hợp này, bạn cần phải chuyển đổi qua một hình thức tránh thai khác.

Dinh dưỡng cho bà bầu béo phì
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp khắc phục những tác hại do thừa cân béo phì gây ra mà đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.
- Nên ăn những thức ăn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: Hoa quả ít ngọt, rau xanh, gạo lứt, các loại đậu, một số thực phẩm giảm béo khác, sữa chua không béo, hạn chế đường.
- Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu protein như thịt bò, cá tuyết, các loại trứng. ..
- Nên cung cấp nhiều acid folic nhằm hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh trung ương. Những thực phẩm nhiều acid folic như: Rau bina, bí đỏ, cà rốt. .. Chất béo có thể bổ sung qua viên uống hỗn hợp.
- Chia khẩu phần ăn làm nhiều bữa nhỏ và không được bỏ bữa. Mỗi bữa hạn chế lượng đường và chất béo.
- Giảm ăn thực phẩm có chứa nhiều chất béo no như đồ chiên xào, rán, mỡ cá, dầu. Thay vào đó dùng chất béo không bão hoà từ dầu oliu.
- Giảm ăn thực phẩm có chứa nhiều đường như: Kẹo, bánh ngọt, đồ uống có gas, đồ uống đóng chai chứa cồn, nước ép trái cây tươi. ..
- Không uống rượu, bia và đồ uống có chứa cồn, không hút thuốc. Hạn chế cafe, nước giải khát. ..

Làm thế nào khi người béo phì đã có thai?
Mang thai có nguy cơ xảy ra biến chứng cao vì phụ nữ béo phì khi mang thai cũng có thể có thai kỳ mạnh khoẻ. Tuy nhiên, mẹ cũng cần phải khám bác sĩ sản khoa và bác sĩ dinh dưỡng, nhằm có kế hoạch chăm sóc thích hợp. Theo đó, thai phụ cần phải kiểm soát tốt các thông số về đường máu, huyết áp, chức năng gan và chức năng thận trong suốt quá trình mang thai. Mục tiêu làm sao duy trì những chỉ số trên luôn ở trong ngưỡng bình thường. Mỗi giai đoạn của thai kỳ luôn tồn tại các nguy cơ cần được cảnh báo trước nhằm không xảy ra những tai biến tiếp theo đó.
- Ba tháng đầu: Có khả năng bị sảy thai cao, bác sĩ nên cho thuốc dưỡng thai và những loại thuốc chống co thắt.
- Ba tháng giữa: Nguy cơ sảy thai vẫn còn, đi cùng với tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ. .. Cần được theo dõi chặt chẽ và xử lý sớm.
- Ba tháng cuối: Nguy cơ xảy ra cao huyết áp thai kỳ, bệnh tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, hội chứng ống cổ tay khi mang thai, viêm khớp vùng chậu và khả năng sinh non.
Trong mọi trường hợp, phụ nữ béo phì khi mang thai cần tuân theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ.

Những lưu ý khi điều trị béo phì khi mang thai
- Những phụ nữ béo phì sau khi xác định có thai nên đi kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng để lên kế hoạch chăm sóc đặc biệt, và phải có kế hoạch chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Giám sát chặt chẽ các chỉ số đường máu, huyết áp và chức năng gan thận trong suốt thai kỳ.
- Thời gian 3 tháng đầu có nguy cơ hư thai nên sản phụ có thể được chỉ định dùng một số nhóm thuốc dưỡng thai và chống co tử cung.
- Thời kỳ 3 tháng giữa và 3 tháng cuối nguy cơ tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp thai kỳ và tiền sản giật nên sản phụ cần theo dõi chặt chẽ.
- Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp mẹ bầu kiểm soát việc tăng cân trong thai kỳ, tránh các nguy cơ cho cả mẹ và bé. Bầu thai phụ cần đi siêu âm thai định kỳ nhằm phát hiện các biến chứng trong suốt quá trình mang thai.

Làm gì để duy trì cân nặng sau khi sinh con?
Khi đã “mẹ tròn con vuông”, cần tập thói quen ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên sẽ có được cân nặng như ý muốn. Nuôi con bằng sữa mẹ được khuyến cáo cho năm đầu đời của trẻ. Cho con bú mẹ là một cách hiệu quả nhất để chăm sóc con và hỗ trợ giảm cân sau sinh. Nhìn chung, phụ nữ cho con bú trong một vài tháng có xu hướng giảm cân nhiều hơn so với phụ nữ không cho con bú.

Kết luận, bệnh béo phì có một số ảnh hưởng nhất định trong thai kỳ. Do đó, tốt nhất mẹ bầu nên có kế hoạch giảm cân từ trước nhằm phòng tránh béo phì khi mang thai. Nếu còn thắc mắc mọi người có thể để lại bình luận hoặc liên hệ hotline bên dưới để được DrSpa giải đáp kịp thời, sự hài lòng của quý khách là thành công của DrSpa chúng tôi