Trọng lượng cơ thể càng lớn sẽ làm gia tăng sức ép gây đau và căng cứng, khó chịu, đặc biệt là khớp đầu gối, hông và cổ chân, giảm chức năng hoạt động và hay gặp chấn thương khớp. Hãy cùng đọc bài viết của Dr Spa dưới đây để có thể hiểu thêm về bệnh đau lưng và ảnh hưởng của việc béo phì tác động đến nó xảy ra như thế nào cũng như tìm ra cách điều trị và phòng ngừa. 

Đau lưng là gì? 

Đau lưng là những cơn đau gây tê dọc hay ngang cột sống. Tùy theo vị trí mà bác sĩ chia làm 4 khu vực chính là đau lưng trên, đau lưng dưới, đau lưng giữa và đau lưng một bên (bên phải hoặc trái) . Ngoài ra, đau lưng cũng được chia làm 2 loại, cụ thể: 

  •  Đau lưng cấp tính: Tình trạng này thường xuất hiện từ từ và đôi khi dài hơn 6 tuần. 
  •  Đau lưng mạn tính: Những cơn đau xuất hiện trong một thời gian dài và thường kéo dài hơn 3 tháng. 

Những cơn đau lưng được xác định cấp tính, bán cấp tính hay mạn tính sẽ tuỳ thuộc theo mức độ đau của bệnh nhân. Cảm giác đau có thể âm ỉ, kéo dài hoặc kèm theo cảm giác nóng rát. Một số trường hợp cảm giác đau còn lan xuống các chi, gây tê bì chân tay hoặc liệt cơ. 

Tình trạng đau này đôi khi xuất phát do các tổn thương ở cơ, xương, khớp, dây chằng hoặc từ những bộ phận của cột sống. Nhiều trường hợp có thể là bị ảnh hưởng bởi bộ phận khác bên trong cơ thể như động mạch cảnh, tuyến tụy, gan hoặc thận. 

Đau lưng là gì
Đau lưng là gì

Vị trí đau lưng thường gặp 

Cơn đau thắt lưng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, ví dụ: 

  • Đau lưng dưới hay còn gọi là đau đĩa đệm cột sống có thể xảy ra trong quá trình lão hoá tự nhiên hoặc thường xuyên mang vác nặng, đi lại nhiều hay bị dư cân, béo phì. .. Nếu không chữa trị sớm, người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ đi kèm cảm giác nóng rát, co thắt cơ và căng cứng lưng. 
  • Đau lưng bên phải hoặc bên trái: Cơn đau tập trung ở một bên lưng, có thể là bên trái hoặc bên phải. Đây là triệu chứng cho thấy sự khác biệt của một số khớp ở cột sống khung chậu, thắt lưng hoặc khớp hông. 
  • Đau thắt lưng trên: Cơn đau lưng trên có thể xuất hiện từ đầu đến cuối xương sườn, hay thấy nhất tại đốt sống T1 và T 12. Cơn đau có thể khởi phát đột ngột rồi biến mất hoặc kéo dài âm ỉ; đi kèm là cảm giác bỏng rát, nóng, ngứa ran, yếu cơ. .. 
  • Đau lưng giữa: cũng là một triệu chứng phổ biến, có thể diễn ra trên nhiều đối tượng với các dấu hiệu như đau lưng âm ỉ hoặc dữ dội, tức ngực, cảm giác tê ở cổ hoặc chân tay. .. 

Tất cả các vị trí đau lưng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. 

Vị trí đau lưng thường gặp
Vị trí đau lưng thường gặp

Nguyên nhân đau lưng 

Đau lưng có nhiều nguyên nhân, có thể do bệnh lý hoặc do sinh hoạt hàng ngày sai tư thế. Dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu: 

  •  Tuổi tác: Những cơn đau lưng xuất hiện nhiều hơn ở người già và phổ biến ở người trên 40 tuổi. 
  •  Lười vận động: Thói quen ít vận động làm cho các cơ bị yếu dần khi không được sử dụng, đặc biệt là cơ bụng và cơ lưng. Tình trạng này có thể dẫn tới những cơn đau nhức lưng cho người bệnh. 
  • Thừa cân, béo phì: Tình trạng này sẽ gây nhiều áp lực hơn cho cơ thể, đặc biệt làm vùng lưng bị căng quá mức khi vận động và đi lại nhiều. Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra nhiều cơn đau ở vùng lưng. 
  • Bệnh lý: Những bệnh lý có thể kích hoạt các cơn đau ở lưng như các bệnh viêm khớp, bệnh zona, hội chứng chùm đuôi ngựa, rối loạn giấc ngủ, một số bệnh nhiễm khuẩn. .. 
  • Vấn đề về thần kinh: Cảm giác đau ở lưng của bạn có thể là chứng đau mỏi lưng do stress gây ra. Những áp lực, lo lắng và stress trong công việc, gia đình, xã hội hay trường học đều có thể làm rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh. Khi ấy, mạch máu co lại khiến máu không lưu thông được tới vùng liên quan, các cơ, gân hay dây chằng sẽ bị thiếu hụt oxy và gây ra cảm giác đau nhức. 
  • Hút thuốc: Những người có thói quen hút thuốc là thường hay bị đau lưng hơn người bình thường. Hút thuốc làm giảm lượng máu đến cột sống và giảm mật độ xương, làm tăng nguy cơ loãng xương. 
Nguyên nhân đau lưng
Nguyên nhân đau lưng

Thừa cân, béo phì ảnh hưởng lên hệ thống xương khớp như thế nào? 

Những người thừa cân, béo phì có thể đối mặt với nguy cơ viêm khớp và đau khớp khi sụn, xương bị bào mòn, huỷ hoại. 

Theo nghiên cứu, chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng 5 đơn vị có liên quan với việc tăng 35% nguy cơ viêm khớp gối và 11% nguy cơ viêm khớp háng. Giới chuyên gia ước tính, có khoảng 69% ca phẫu thuật thay khớp gối và 27% ca thay khớp háng là do béo phì hoặc thừa cân. Yếu tố cơ học được cho là ảnh hưởng chính của thừa cân và béo phì lên hệ thống khớp xương, đặc biệt là vị trí vận động quan trọng ở khớp gối, khớp háng. 

Thừa cân, béo phì ảnh hưởng lên hệ thống xương khớp như thế nào
Thừa cân, béo phì ảnh hưởng lên hệ thống xương khớp như thế nào

 Tác hại của béo phì với các bệnh cơ xương khớp hay gặp 

Thừa cân béo phì gây ra những tác hại khôn lường cho xương khớp

  • Viêm xương khớp 

Thoái hóa khớp (OA) là loại viêm khớp phổ biến nhất và là nguyên nhân chính gây tàn phế mãn tính cho người cao tuổi. Nghiên cứu đã chứng minh rằng béo phì là một yếu tố nguy cơ đáng kể cho cả sự hình thành và tiến triển của viêm khớp gối – xương đùi (cả triệu chứng và X quang) . Một mối liên quan ít khiêm tốn hơn, cũng đã được chứng minh giữa béo phì và viêm khớp ở các vị trí khác bao gồm khớp háng, đầu gối và xương chậu – xương đùi, cho thấy rằng những yếu tố cơ học và chuyển hoá có thể là nguyên nhân gây ra mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và béo phì. 

  •  Viêm khớp gối 

 Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng trong sự tiến triển của viêm khớp gối và có khả năng tác động tiêu cực dài hạn lên khớp gối. Một số nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng của những yếu tố cơ học, đặc biệt là lệch khớp, đối với việc làm trung gian mức độ nặng hoặc tiến triển của viêm khớp đầu gối. 

  •  Viêm khớp háng 

Dữ liệu Điều tra Khám sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia đã cho thấy béo phì có liên quan tích cực với viêm khớp háng hai bên hơn là viêm khớp háng một bên. Một đánh giá có hệ thống đã tìm thấy bằng chứng cho mối liên quan chặt chẽ giữa béo phì và sự xuất hiện của viêm khớp háng. Mối liên quan giữa béo phì và viêm khớp háng tăng mạnh khi chẩn đoán thông qua những triệu chứng lâm sàng cũng như X quang. 

  •  Bệnh Gút 

 Tỷ lệ người mắc bệnh gout ở Việt Nam ngày càng gia tăng, nhưng hiện không có con số thống kê cụ thể nghiên cứu về dịch tễ học tỷ lệ mắc bệnh gút vì rất nhiều bệnh nhân đến thăm khám rồi tự ý điều trị ở những cơ sở tư. Bệnh gút có liên quan với sự chuyển đổi purin trong cơ thể khiến nồng độ acid uric vượt quá bão hòa trong máu gây viêm dưới da, ở thận, ở xương khớp tạo thành các đợt đau cấp tính ở khớp và quanh khớp kèm hiện tượng sưng. 

 Giới trẻ tỷ lệ mắc Gout do tăng lượng acid uric máu tăng cao. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tăng acid uric trong máu trên đối tượng là người béo phì càng làm tỷ lệ mắc bệnh gút tăng cao. 

Tác hại của béo phì với các bệnh cơ xương khớp hay gặp
Tác hại của béo phì với các bệnh cơ xương khớp hay gặp

Cách điều trị bệnh đau lưng 

 Sau đây là một số cách điều trị đau lưng phổ biến nhất được áp dụng cho tất cả mọi đối tượng. 

 Sử dụng thuốc 

  •  Nhằm làm giảm các cơn đau lưng cấp tính và hạn chế những tổn thương, ngoài các biện pháp đã áp dụng tại nhà thì bác sĩ có thể kê đơn một vài loại thuốc điều trị. Bao gồm: 
  •  Thuốc giảm đau không cần đơn (OTC) 
  •  Thuốc giảm đau otc 
  •  Thuốc nhược cơ 
  •  Thuốc có chứa opioid 
  •  Thuốc chống trầm cảm (Các loại thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm đau lưng mạn tính) 

 Vật lý trị liệu 

  •  Vật lý trị liệu là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng để điều trị đau lưng. Các bác sĩ sẽ thiết lập chương trình vật lý trị liệu thích hợp với tình trạng sức khoẻ của từng người bệnh. 
  •  Vật lý trị liệu giúp giãn cơ và phục hồi chức năng, hạn chế tình trạng tái phát những cơn đau lưng, tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, làm giảm đau, cải thiện lưu thông máu và giải nén dây thần kinh. Sau khi hoàn thành vật lý trị liệu, người bệnh nên duy trì một số bài tập ở nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm phòng ngừa những cơn đau tái phát. 
  •  Kiên trì áp dụng thường xuyên các bài tập trên có thể giúp người bệnh phòng ngừa cơn đau lưng tái phát. Ngoài ra, chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn và điều chỉnh chuyển động khi bạn bị đau lưng. Điều này sẽ giúp tránh phát sinh những triệu chứng đau khi người bệnh đang vận động. 

 Phẫu thuật 

  •  Phẫu thuật được coi là phương pháp điều trị cuối cùng khi những biện pháp điều trị khác không có hiệu quả nữa. Phương pháp phẫu thuật được lựa chọn áp dụng tuỳ thuộc vào nguyên nhân đau vùng thắt lưng và trong một vài trường hợp như: 
  •  Hẹp ống thở, vỡ xương, thoát vị đĩa đệm hoặc dị tật bẩm sinh ở cột sống 
Cách điều trị bệnh đau lưng
Cách điều trị bệnh đau lưng

Cách phòng ngừa bệnh đau lưng

 Trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày, bạn cần lưu ý một số điều sau: 

  •  Cẩn trọng khi nâng vác vật nặng: Bạn nên ngồi ở tư thế thoải mái, giữ thẳng lưng và ngước đầu lên. Khi đứng lên, bạn nên sử dụng chân trụ để nâng vật, lưng vẫn được giữ thẳng. 
  •  Duy trì cân nặng phù hợp: Kiểm soát tốt cân nặng sẽ giúp giảm áp lực lớn cho cột sống và hạn chế tổn thương tiến triển (nếu có) . 
  •  Chế độ ăn uống: Bạn nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ canxi và vitamin D. Bởi đây là chất thiết yếu cho sức khỏe của cơ, xương, khớp. Ngoài ra, chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp duy trì cân nặng phù hợp, giảm tình trạng thừa cân, béo phì và gây áp lực nhiều lên cột sống. 
  •  Chọn nệm ngủ thích hợp: Nệm ngủ phải đảm bảo nâng đỡ tốt cột sống, đặc biệt là ở vùng vai và mông trong khi ngủ vì cột sống phải được giữ vững. Nệm phải có độ mềm vừa phải. Thường xuyên tập luyện: Mỗi ngày bạn cần ít nhất 30 phút để vận động cơ thể, đặc biệt là các bài tập cơ bụng và cơ lưng. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tới những bài tập vận động cho cơ chân. Vì khi cơ chân khỏe sẽ giúp giảm được gánh nặng trên lưng mỗi khi nâng vác vật nặng. 
Cách phòng ngừa bệnh đau lưng
Cách phòng ngừa bệnh đau lưng

Trên đây là tất cả các kiến thức về bệnh đau lưng Dr spa cung cấp cho bạn. Có thể thấy rằng, đây là bệnh không của riêng ai. Vì thế, chúng ta cần lắng nghe cơ thể nhằm phát hiện các triệu chứng sớm nhất có thể. Nếu có nhu cầu được tư vấn sâu hơn về điều trị đau lưng tại Dr Spa quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline dưới dây!