Con người thường xuyên vận động sẽ có sức khỏe tốt, giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm và sống lâu hơn. Nhưng nếu lười vận động, chúng ta sẽ đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em. Hãy cùng Dr Spa tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Các nguyên nhân khiến trẻ lười vận động
Điều gì khiến nhiều người trẻ lại trở nên lười vận động đến vậy? Cùng Dr Spa tìm hiểu nhé:

Sự phát triển của khoa học công nghệ và xã hội
Bên cạnh những tiện ích với đời sống thì sự cải tiến không ngừng của điện thoại, máy vi tính và mạng internet là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng lười vận động mỗi ngày ở con trẻ. Ngày nay, thay vì nhảy dây hay đá bóng thì trẻ em thích ngồi trước màn hình tivi xem các bộ phim bom tấn. Thay vì bịt mắt bắt dê, con trẻ thường chọn các game trên điện thoại. Mặt khác, quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá đã biến khu vực vui chơi, giải trí trở thành đường giao thông, khách sạn và trung tâm mua sắm. Các không gian vui chơi lành mạnh và an toàn đối với trẻ cũng bị hạn chế.

Ảnh hưởng từ gia đình
Sự thật là người lớn chúng ta đang ngầm hậu thuận cho thói lười tập luyện thể thao của trẻ nhỏ. Chúng ta thường dỗ dành trẻ bằng việc cấm trẻ xem tivi. Chúng ta muốn con ngủ ngoan hoặc ngồi im nên lấy đồ chơi cho con ăn. Hơn nữa, những ngày cuối tuần, chúng ta thường nằm dài trên chiếc giường thay vì đưa con ra ngoài vui chơi. Chúng ta viện cớ quá mệt và bận bịu với công việc mà không có thời giờ. Không phải ai khác mà chính người lớn chúng ta đang kéo con trẻ tới gần cuộc sống tiêu cực.

Gánh nặng học tập
Đây là lý do tại sao trẻ càng trưởng thành càng lười vận động. Ngày nay, đa phần thanh thiếu niên không chỉ học trên trường mà còn trau dồi thêm kiến thức tại những lớp phụ đạo. Trẻ em phải gánh chịu khối lượng bài vở đồ sộ cộng với sức ép học tập và những kì vọng rất cao từ bố mẹ. Quỹ thời gian và tâm trí dành cho hoạt động thể chất của trẻ cứ thế mà bị thu hẹp lại theo.

Khả năng bẩm sinh của trẻ
Với sự tiến bộ của ngành y học, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh gene có ảnh hưởng lên khả năng thể chất của trẻ. Các yếu tố di truyền quyết định mức độ phát triển của cơ xương và khả năng thích nghi của hệ tim mạch, hô hấp cũng như chi phối các hormone điều tiết sức mạnh thể lực. Đó cũng là lí do có một số trẻ đam mê thể thao ngay từ bé nhưng vẫn có trẻ không yêu thích và gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các hoạt động thể lực.

Lười vận động có tác hại gì?
Việc trẻ nhỏ bị lười vận động dẫn đến hệ xương và cơ không phát triển đầy đủ dẫn đến thiếu hụt chiều cao. Về dài hạn, trẻ có nguy cơ cao bị dư cân, béo phì, gặp vấn đề về tim mạch và dẫn đến tiểu đường.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Người không thường xuyên tập thể dục sẽ đốt cháy rất ít calo, làm cho thụ thể Insulin mất độ nhạy cảm và giảm tiêu thụ lượng đường trong máu.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Thói quen lười vận động khiến năng lượng tích tụ lại trong cơ thể tạo thành mỡ, tăng lượng Cholesterol xấu (LDL) và giảm lượng Cholesterol tốt (HDL), làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Dễ mắc chứng nghẽn mạch và suy tĩnh mạch
Khi đã qua tuổi trung niên cùng với thói quen ngồi lâu và ít tập luyện, bạn sẽ dễ mắc chứng suy tĩnh mạch ngoại biên, theo đó rất có thể xuất hiện huyết khối ở chân. Nếu cục máu đông chuyển đến phổi sẽ làm tình trạng trầm trọng thêm. Bên cạnh đó, với một số trường hợp ngồi càng lâu, lưu lượng máu đổ xuống chân giảm mạnh, làm gia tăng thêm áp lực trong tĩnh mạch, dẫn tới hiện tượng vỡ tĩnh mạch, gây đau và ảnh hưởng đến chất lượng sống.

Làm chậm quá trình trao đổi chất
Quá trình trao đổi chất bị chậm lại khi cơ thể không được tập luyện thường xuyên khiến máu lưu thông kém làm gia tăng nguy cơ gặp những vấn đề đáng quan ngại về sức khoẻ.

Dễ gây stress và trầm cảm
Những người ít hoạt động thường hay bị stress và trầm cảm vì không làm việc nên cơ thể không phóng thích Endorphin, một dạng Hormone giảm cảm giác đau đớn và cải thiện cảm giác ngon miệng.

Gây béo phì
Lười vận động là nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân, béo phì do lượng calo dư thừa trong cơ thể không được đốt hết đã dẫn tới hiện tượng tích luỹ mỡ thừa. Người béo phì có nguy cơ cao bị bệnh mạch vành, sỏi thận, tiểu đường, cao huyết áp, ung thư vú, bệnh tim mạch, ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại tràng…

Hệ lụy khác
Đau lưng và vai gáy, giảm tuổi thọ…

Lợi ích của việc vận động
Chúng ta vừa tìm hiểu về các nguyên nhân khiến trẻ lười vận động, vậy khi vận động, trẻ sẽ nhận được những lợi ích nào?

Khi vận động sẽ xảy ra những phản ứng nào?
Khi vận động, mỗi người đã kích thích được nhiều phản ứng có lợi cho cơ thể hơn:
- Quá trình trao đổi chất được tăng cường khi máu được đưa nhiều hơn đến mọi bộ phận.
- Tinh thần phấn chấn hơn vì não sẽ sản xuất thêm nhiều Hormone có lợi cho cơ thể như Endorphin và Oxytocin.
- Tăng độ dẻo dai cho cơ và cải thiện sức bền.
- Nhờ dịch khớp tiết ra mà xương được bảo vệ và các khớp cũng được bôi trơn.
- Cơ quan hô hấp được kích thích, thúc đẩy khả năng tiêu hoá và tăng bài tiết chất độc. ..
- Khi chúng ta hoạt động sẽ kích thích khoảng 37,2 nghìn tỷ tế bào của cơ thể hô hấp, tuần hoàn và trao đổi chất. Đồng thời, cũng có rất nhiều các lợi ích khác khi cơ thể vận động. Những lợi ích này sẽ được tăng cường khi chúng ta có một chế độ luyện tập hợp lý và lối sống lành mạnh.

Các hệ cơ quan có thay đổi gì khi vận động?
Vận động giúp cải thiện sức khoẻ, chống lại stress, nâng cao ý chí mạnh mẽ, đem tới sự tự tin và khả năng kiểm soát tốt tâm trạng. Khi chúng ta vận động sẽ làm thay đổi một số hệ cơ sau:
- Cơ bắp
Thông qua hệ gân và dây chằng, các cơ bắp sẽ liên kết với xương. Chúng hoạt động như một đòn bẩy để bảo vệ các xương. Khi chúng ta vận động cơ bắp liên tục sẽ kích thích cho các cơ phát triển.
- Xương
Vận động giúp giữ xương chắc khoẻ, ngăn ngừa bệnh loãng xương, giảm tỷ lệ té ngã, tổn thương xương và tàn phế.
- Tâm trí
Khi bạn vận động thường xuyên sẽ giúp tăng lưu lượng máu lên não, làm tăng thể tích não, đặc biệt là ở khu vực trung tâm liên quan đến nhận thức và tư duy. Các lớn tuổi, việc tăng thể tích não sẽ ngăn ngừa và làm giảm khả năng mất trí nhớ. Các nghiên cứu cũng cho biết trẻ em và người lớn thường xuyên tập luyện sẽ có sức khoẻ tâm thần và trí nhớ cao hơn so với những ai ít vận động. Vận động giúp giải phóng Endorphin, ngăn ngừa lo âu và trầm cảm, giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
- Tim và phổi
Khi vận động, không có đủ oxy giúp cơ bắp thực hiện chuyển động thì tim, gan và phổi sẽ phải làm việc nhiều hơn nữa. Quá trình này giữ cho tĩnh mạch và động mạch khoẻ mạnh, không có mảng bám hoặc cục máu đông. Ngoài ra, khi vận động, hoạt động của tim mạch tăng lên, giúp bạn tập thể dục tốt hơn, ngăn ngừa đau tim và đột quỵ.

Vận động thế nào cho đúng?
Khi xây dựng chế độ tập luyện, bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau:
- Chọn hình thức luyện tập phù hợp. Dù bạn chọn hình thức vận động nào cũng phải phù hợp với sở thích, độ tuổi, nghề nghiệp và tình trạng sức khoẻ. Người có tuổi nên chọn các bài vận động nhẹ, đơn giản như đi bộ, bơi lội, khiêu vũ, yoga. .. vì sức lực cơ đã suy yếu, phản ứng thần kinh chậm, khả năng phối hợp kém linh hoạt. Người trẻ nên chọn các hình thức tập luyện, vận động đòi hỏi nhiều sức lực như chạy bộ, chơi cầu lông, tennis. .. Với những nhân viên bán hàng, thu ngân. .. thường phải đứng lâu khiến tĩnh mạch chi dưới hay bị giãn thì khi vận động không nên chạy nhiều mà hãy chọn các bài tập ở tư thế nằm nghiêng hoặc nâng cao chân. ..
- Việc luyện tập phải liên tục, đều đặn, không ngắt quãng và phải thường xuyên mới có kết quả.
- Vận động phải vừa sức. Việc luyện tập có hiệu quả khi bạn cảm thấy khoẻ mạnh, tinh thần vui vẻ, huyết áp và nhịp tim ổn định không quá mức sau mỗi lần tập luyện.
- Vận động phải từ từ và theo chu kì. Việc tập luyện phải tuần tự, đi từ dễ đến khó, từ trung bình đến nặng, từ cơ bản đến chuyên sâu. Tuyệt đối không được vội vàng, khi chạy chậm phải đi theo cự ly vừa đến nặng, từ tốc độ cực thấp tăng dần đến tốc độ trung bình.
- Phải chọn thời gian vận động hợp lí. Tập lúc sáng sớm là rất thích hợp bởi không khí buổi sáng tương đối trong lành, nồng độ oxy nhiều và hàm lượng khí cacbon thấp. Tập vào buổi chiều hoặc buổi tối sẽ giúp cho cơ thể giải toả được căng thẳng sau một ngày lao động mệt mỏi tuy nhiên không nên tập quá nhiều vì sẽ khiến hệ thần kinh trung ương bị ức chế và gây hại tới sức khoẻ.
- Việc tập luyện cũng tránh xa bữa cơm bởi nếu tập ngay sau bữa ăn thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự hấp thu và chuyển hoá của dạ dày, thậm chí có thể dẫn đến nhiều biến chứng không đáng có.

Trẻ em lười vận động là vấn đề kinh tế – xã hội ngày một trầm trọng trên thế giới. Không có bậc cha mẹ nào muốn đứa con mình yêu đang phải đối diện với tương lai u ám và nhiều căn bệnh nghiêm trọng, nguy hiểm. Bố mẹ hãy cùng Dr Spa cổ vũ các bé vận động nhiều hơn để con được lớn lên mạnh khoẻ và hạnh phúc nhé!