Căng thẳng hay stress có thể gây nên rất nhiều vấn đề về cả sức khoẻ lẫn tâm lý. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy stress gây tăng cân và các vấn đề sức khoẻ khác. Hãy cùng Dr Spa tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.
Vì sao tình trạng căng thẳng stress có thể gây thừa cân béo phì?
Có thể bạn chưa biết rằng sự căng thẳng và lo lắng cũng là một trong các “thủ phạm” gây nên vấn đề thừa cân, béo phì. Cụ thể, sự căng thẳng, lo âu sẽ khiến cơ thể sản sinh ra peptit và chính hợp chất này sẽ thúc đẩy quá trình tạo các tế bào mỡ, đặc biệt là những mô mỡ ở bụng dưới.
Nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa căng thẳng và béo phì đã cho ra các bằng chứng rất thuyết phục. Cùng một chế độ ăn uống nhiều năng lượng nhưng những người thường xuyên lo âu, phiền muộn sẽ có nguy cơ bị béo phì cao gấp đôi những người vui tươi, yêu đời.
Chuyên gia khuyên bạn: Không được để sự căng thẳng kéo dài. Nếu stress cần phải giải toả ngay và vui lại. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tuân thủ chế độ ăn uống hết sức khắt khe, đặc biệt trong giai đoạn stress. Rất nhiều trường hợp stress đã tìm đến thức ăn như một phương pháp cứu cánh và dẫn tới béo phì không mong muốn.

Tác hại của tình trạng căng thẳng stress đối với cơ thể
Stress có thể tác động tích cực lên cơ thể như tăng khả năng tập trung và đem lại hiệu quả cao trong công việc, cuộc sống. Tuy nhiên, nếu để stress kéo dài lại tác động không nhỏ đến sức khỏe và thậm chí có thể dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, chứ không chỉ riêng stress gây tăng cân.

Bệnh tim mạch
Stress còn gây nên các rối loạn về nhịp thở, nhịp tim nhanh hơn, có thể làm suy giảm dòng máu lưu thông tới tim và dẫn tới một số bất thường trong hoạt động tim mạch. Khi stress kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ bị một số bệnh lý tim mạch khác như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, . ..

Hen suyễn
Khi bị stress, cơ thể sẽ giải phóng một lượng lớn hormone căng thẳng nhằm chuẩn bị với việc “trốn chạy hay đối mặt” vấn đề đang gặp phải. Sự tăng tiết đột ngột hormone căng thẳng sẽ gây những biểu hiện bất thường như tăng nhịp tim, đau ngực, hơi thở ngắn, thở sâu và gấp. .. Sự biến đổi trong nhịp thở trên sẽ kích hoạt lên cơn hen với những triệu chứng đặc trưng là đau ngực và ho.
Khi bị stress, con người dễ mất bình tĩnh và tức giận hơn thường ngày – tất cả những cảm xúc tiêu cực trên là nguyên nhân gây cơn hen. Hơn nữa, khi đang trong trạng thái stress, con người có xu hướng sử dụng nhiều rượu hoặc nghiện ma tuý – các chất này cũng góp phần làm tăng khả năng bị bệnh hen suyễn.

Béo phì
Mỗi khi bị stress, cơ thể sẽ kích hoạt sản xuất ra hormone adrenaline để chống lại sự lo âu, theo Women’s Health. Lúc ấy, cơ thể cũng giải phóng glucose, hay đường vào máu. Khi adrenaline cạn và lượng đường trong máu giảm đi, hormone cortisol được giải phóng giúp có thêm năng lượng cần thiết để đối mặt với sự lo lắng.
Cortisol kích thích sản xuất insulin, cũng làm gia tăng sự thèm ăn đường, đặc biệt là đồ ngọt. Đây là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến thừa cân.
Không chỉ khiến bạn đói, cortisol cũng có thể làm giảm sự trao đổi chất. Theo The Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, cortisol cũng góp phần làm giảm các cơ bắp nạc. Việc giảm khối lượng cơ bắp và quá trình trao đổi chất xảy ra chậm chạp cũng làm vấn đề cân nặng trở nên khó kiểm soát.
Căng thẳng cũng tác động đến mức độ cortisol, nó sẽ dẫn đến những hành động không lành mạnh và cân nặng tăng. Và khi ấy, bệnh nhân sẽ gặp thêm tình trạng stress cân nặng.

Giảm tuổi thọ
Stress không phải chỉ là một cảm xúc nhất thời. Khi bị stress, cơ thể sẽ phải phản ứng lại. Mạch máu co lại khiến huyết áp và nhịp tim tăng theo. Khi stress thành mạn tính, sự thay đổi về mặt tâm lý sẽ gây nên những ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần. Do đó, hãy cố gắng kiểm soát căng thẳng nhằm giảm thiểu những tác động của stress đối với sức khoẻ.

Nhức đầu
Stress kéo dài sẽ dẫn tới đau đầu và mệt mỏi, bệnh không chỉ ảnh hưởng ở trong suy nghĩ mà ảnh hưởng ra thực thể. Người bệnh sẽ cảm thấy xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội, chóng mặt và đau có thể diễn ra ở một bên hoặc hai bên đầu. Do stress kéo dài sẽ làm sản sinh nhiều hoá chất có hại lên não và giảm các hormone đem lại sự dễ chịu, thoải mái dẫn tới hệ thần kinh, mạch máu không ổn định.

Trầm cảm, rối loạn lo âu
Bệnh nhân bị stress kéo dài sẽ dẫn đến tăng căng thẳng và mệt mỏi. Những việc làm nhỏ cũng sẽ không làm hài lòng người bệnh. Ngoài ra, căng thẳng và lo lắng ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng người bệnh. Họ thường mất kiểm soát hành vi của bản thân hoặc biểu lộ cảm xúc thái quá và dễ kích động.

Vấn đề đường tiêu hóa
Đường ruột được xem như bộ não thứ hai của con người. Tại đây có hàng trăm triệu tế bào thần kinh phát triển và có khả năng sản sinh ra những hormon thần kinh hay còn gọi là thần kinh ruột. Thần kinh ruột hoạt động độc lập và có liên quan mật thiết với hệ thống thần kinh trung ương.
Stress kéo dài dẫn truyền thần kinh qua dây thần kinh phế vị gây tác động đến hoạt động của dạ dày. Dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, . .. Ngoài ra còn làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột dẫn tới các bệnh về viêm ruột, hội chứng kích thích ruột gây đầy hơi, buồn nôn, táo bón, khó tiêu, . ..

Bệnh Alzheimer
Phân tích các dữ liệu liên quan đến phụ nữ độ tuổi mãn kinh đã từng trải qua ly hôn hay mất gia đình cho thấy, stress dạng này là tác nhân tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (bệnh suy giảm nhận thức) ở giai đoạn cuối đời của họ. Không những vậy, mối nguy hiểm còn tăng tỷ lệ thuận với số lượng sự kiện stress mà đối tượng đã chứng kiến.
Chắc chắn đó là sự gia tăng của các hormone stress, trong đó có cortisol, chất gây không ít biến đổi xấu trong não bộ. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Thuỵ Điển cũng cho biết, những phụ nữ trải nghiệm nhiều tình huống stress ở giai đoạn giữa 38 và 54 tuổi có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lớn hơn 21%, nguy cơ đãng trí tăng 15% so với nhóm người gặp stress cùng thời gian.
Hiện nay, khoa học cho rằng muốn giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer, ngoài giải toả stress thì việc áp dụng ăn uống hợp lý, tăng cường vận động thể chất, không hút thuốc, nỗ lực kiểm soát huyết áp và mỡ máu cũng có ý nghĩa rất lớn, TS. Simon Ridley – Chủ tịch Hiệp hội Anh quốc nghiên cứu về bệnh Alzheimer khẳng định.

Tình trạng căng thẳng gây thừa cân béo phì có nguy hiểm không?
Tình trạng căng thẳng stress thôi thúc người bệnh lao vào những hành vi không tốt, chẳng hạn ăn ngủ không điều độ, hút thuốc, lạm dụng rượu. .. Hậu quả là cơ thể bệnh nhân phải chịu những ảnh hưởng xấu kéo dài của tình trạng này.
Tâm trí và thể chất luôn có những sự bất cân bằng không thể tách rời. Khi chúng ta cảm thấy bị stress, căng thẳng vì một số điều nhỏ nhặt trong công việc và đời sống thì các vấn đề sức khoẻ thực thể cũng sẽ dần dần xuất hiện.
Trái lại, các bệnh lý thực thể như: tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch. .. cũng tác động xấu lên sức khoẻ tinh thần, làm bạn ngày càng cảm thấy lo âu, căng thẳng. Nếu phải thường xuyên phải chịu áp lực với cường độ cao, cơ thể con người sẽ hình thành những phản ứng tiêu cực.

Điều trị tăng cân liên quan đến căng thẳng
Điều tiếp theo là bạn nên tìm gặp bác sĩ để thảo luận tất cả các vấn đề đang gặp phải. Sau khi kiểm tra tổng quát, bác sĩ sẽ loại trừ những vấn đề sức khoẻ mà cũng có thể liên quan đến tăng cân không kiểm soát. Từ đó, họ sẽ giúp xây dựng kế hoạch quản lý cân nặng và giảm căng thẳng cho bạn.
Ngoài ra, bạn nên tìm gặp một chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một kế hoạch dinh dưỡng cân bằng thích hợp với sức khỏe của bạn.
Cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để chữa trị nếu tình trạng căng thẳng có liên quan với bệnh lo lắng hoặc trầm cảm.

Phòng tránh các hệ lụy từ stress và chứng thừa cân béo phì
Stress và chứng thừa cân béo phì có mối quan hệ mật thiết với nhau nên cũng cần có những biện pháp loại bỏ song song. Bạn sẽ khó giảm cân hiệu quả nếu ăn uống không điều độ hoặc bị mất ngủ; tuy nhiên nếu cân nặng có cải thiện thì tinh thần cũng trở nên thoải mái, vui vẻ và yêu đời hơn rất nhiều.
Một số biện pháp có thể giúp cho những người bị stress cùng với thừa cân béo phì được cải thiện như:
- Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày bạn hãy đi ngủ trước 23h và dậy sớm hơn, có thể từ 6 – 7h. Đây là thời điểm rất tốt giúp bạn xử lý công việc hoặc tập luyện thể thao hiệu quả
- Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh để đảm bảo việc giảm tinh bột và đường một cách từ từ. Bạn nên tăng cường rau xanh và một số loại trái cây hoặc những món ăn làm giảm chất béo xấu. Nếu thèm đường có thể dùng hoa quả hay thức ăn có vị ngọt nhẹ, ví dụ như trà hoặc các loại thuốc giảm cân.
- Không ăn khuya, ăn vặt và ăn trưa muộn, thực phẩm chế biến sẵn. buổi tối cần ưu tiên những món ăn thanh đạm, nhẹ bụng, dễ dàng tiêu. Bạn nên ưu tiên chế biến những thực phẩm tại nhà có thể kiểm soát được các loại dầu mỡ và các khẩu phần ăn khác
- Nên ưu tiên những món ăn dạng hầm, luộc hoặc các món súp mà không sử dụng nhiều dầu mỡ. Thay thế dầu mỡ động vật bằng những loại dầu thực vật, ví dụ như dầu oliu trong nấu nướng mỗi ngày cũng đem đến nhiều lợi ích về dinh dưỡng và việc giảm cân.
- Tránh xa những món ăn chứa nhiều chất béo dầu mỡ như đồ ăn chiên xào, đồ ăn nướng, đồ ăn vặt, bánh mỳ, cà phê hay kể cả các loại thức uống có cồn nếu muốn giảm cân hiệu quả
- Duy trì việc luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, bạn không thể giảm cân hiệu quả nếu không tập thể dục. Yoga hay tập gym sẽ mang đến nhiều lợi ích đối với những người cần giảm cân. Hoặc ở những người quá bận và không có nhiều thời gian đến phòng gym thì cũng có thể kết hợp với việc đi bộ mỗi ngày, ví dụ như chạy bộ tới cơ quan thay vì đi thang máy như trước đây
- Dành thời gian tắm nắng mỗi ngày cũng sẽ tốt hơn tâm trạng nhiều hơn
- Thực hiện những biện pháp thư giãn tinh thần, ví dụ với bồn tắm nước nóng, trị liệu mùi cơ thể và thiền định giúp giảm căng thẳng stress hiệu quả hơn
- Luôn hướng về tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ. Bạn có thể tham gia một số môn thể thao khác như leo núi, bơi lội, bóng đá vừa tốt cho sức khoẻ, lại hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Tóm lại, stress là một trạng thái căng thẳng của hệ thần kinh, stress kéo dài sẽ gây nên ảnh hưởng không tốt như stress gây tăng cân và tâm lý của người bệnh và có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp. Do đó, khi có các triệu chứng như stress, mất ngủ, rối loạn tâm trạng… cần nhanh chóng điều chỉnh cách sống, sinh hoạt và bố trí công việc hợp lý. Liên hệ với Dr Spa nếu bạn cần tư vấn thêm nhé.