Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu một số vi chất dinh dưỡng thiết yếu gây ảnh hưởng đến sự phát triển, vận động và tăng trưởng bình thường của trẻ. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em khá phổ biến ở khoảng thời gian từ 6 – 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ trẻ cần có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang dần thích nghi với cuộc sống và khá nhạy cảm với bệnh tật. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị suy dinh dưỡng là gì? Hãy cùng Dr Spa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !

Suy dinh dưỡng nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị
Suy dinh dưỡng nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị

Nguyên nhân suy dinh dưỡng

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, hầu hết những nguyên nhân suy dinh dưỡng là do năng lượng nạp vào thấp hơn năng lượng tiêu hao. Trong đó:

Nguyên nhân suy dinh dưỡng hay gặp ở người lớn

Người bệnh mắc vấn đề kéo dài liên quan đến việc thèm ăn, cân nặng hoặc mức độ hấp thụ một số chất dinh dưỡng, như bệnh Crohn.

Việc nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng lâu ở người lớn cũng có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Uống quá nhiều rượu bia có thể dẫn đến việc hấp thu không đầy đủ protein, calo và một số khoáng chất.

Rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm và những tình trạng sức khỏe tâm thần tương tự cũng làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Nhu cầu năng lượng tăng ở người bị xơ nang và phục hồi sau chấn thương hoặc bị bệnh mãn tính.

Những người trên 65 tuổi cũng là tăng nguy cơ mắc bệnh và giảm cân mất kiểm soát.

Người có thu nhập thấp.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng hay gặp ở người lớn
Nguyên nhân suy dinh dưỡng hay gặp ở người lớn

Nguyên nhân suy dinh dưỡng hay gặp ở trẻ em

Dưới đây là một số nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em:

  • Nhiễm trùng: Hay gặp ở các trẻ được nuôi trong điều kiện thiếu vệ sinh và không được tiêm ngừa đầy đủ.
  • Trẻ mắc những dị tật bẩm sinh liên quan đến đường tiêu hoá và vận động sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc suy dinh dưỡng. Các dị tật hay gặp là sứt môi chẻ hàm ếch, bệnh phì đại môn vị, rối loạn tiêu hoá, hội chứng down. ..
  • Mẹ thiếu kiến thức nuôi con: Theo khảo sát cho thấy có trên 60% bà mẹ Việt Nam thiếu kiến thức chăm con và nhiều nghiên cứu về suy dinh dưỡng cho biết nguyên nhân tài chính cũng dẫn đến tình trạng này.
Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ theo cấp độ
Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ theo cấp độ

Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ theo cấp độ

Tổ chức y tế thế giới WHO sử dụng các chỉ số cân nặng theo tuổi tương đương với độ lệch chuẩn (SD) so với ngưỡng lấy tại Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia (National Centre of Health Statistics) để phân loại những mức độ suy dinh dưỡng khác nhau:

  • Trẻ suy dinh dưỡng độ 1: Cân nặng của trẻ nằm trong khoảng từ – 2SD đến – 3SD tương đương với mức cân nặng còn 70-80% so với mức cân nặng của trẻ bình thường.
  • Suy dinh dưỡng độ 2: Cân nặng của trẻ ở trong khoảng từ – 3SD đến – 4SD tương đương với mức cân nặng còn 60-70% so với mức cân nặng của trẻ bình thường.
  • Suy dinh dưỡng độ 3: Cân nặng của trẻ nằm dưới mức – 4SD tương ứng với mức cân nặng lúc này vẫn còn dưới 60% so với mức cân nặng của trẻ bình thường

Cách phân loại theo WHO có ưu điểm nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện và có thể sử dụng được với nhiều đối tượng tuy nhiên vẫn có nhược điểm là không xác định được suy dinh dưỡng cấp hay mãn tính, cũng như chi tiết hơn thể trạng của trẻ.

Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ theo cấp độ
Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ theo cấp độ

Trẻ suy dinh dưỡng độ 1

Tình trạng của trẻ suy dinh dưỡng độ 1 hay suy dinh dưỡng thể nhẹ cân có thể chưa có gì quá đáng lo ngại. Cụ thể:

  • Cân nặng bằng 70% – 90% cân nặng của trẻ bình thường.
  • Lớp mỡ dưới bụng mỏng.
  • Không có dấu hiệu biếng ăn.
  • Không có dấu hiệu rối loạn tiêu hoá.

Để cải thiện bố mẹ chỉ cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày của trẻ.

Trẻ suy dinh dưỡng độ 1
Trẻ suy dinh dưỡng độ 1

Trẻ suy dinh dưỡng độ 2

Tình trạng của trẻ suy dinh dưỡng độ 2 hay suy dinh dưỡng thể thấp còi xương có phần hơi trầm trọng. Cụ thể:

  • Cân nặng bằng 60 – 75% cân nặng của trẻ bình thường (- 3SD đến – 4 SD) .
  • Trẻ gầy gò, teo cơ không có lớp mỡ dưới da ở bụng, mông, chi.
  • Thường bị rối loạn tiêu hoá theo chu kỳ và có thể biếng ăn hoặc bỏ bữa sẽ khiến cơ thể trở nên thiếu chất và khó tăng cân.

Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2 có thể điều trị tại nhà với chế độ ăn và chăm sóc hợp lý. Cần chú ý:

  • Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn. Nếu trẻ không tăng cân, mẹ nên đi kiểm tra dinh dưỡng để được đánh giá sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết không và bổ sung hợp lý nhằm nâng cao chất lượng sữa, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Nếu người mẹ thiếu hoặc mất sữa, có thể cho trẻ dùng một số sản phẩm sữa khác như dùng sữa đậu nành để thay thế (lưu ý khi dùng sữa đậu nành cần có sự chỉ định của bác sĩ) .
  • Với trẻ trên 6 tháng tuổi trở lên: Vì độ tuổi này trẻ đã bắt đầu ăn dặm nên khi nấu cho trẻ mẹ phải tăng cường bổ sung dầu thực vật vào cháo hoặc súp nhằm hỗ trợ trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Nếu có điều kiện, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng, lựa chọn món ăn theo chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ dinh dưỡng nhằm đạt được kết quả điều trị cao nhất.
Trẻ suy dinh dưỡng độ 2
Trẻ suy dinh dưỡng độ 2

Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ 3

Tình trạng của trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 3 hay trẻ bị suy dinh dưỡng nặng có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị sớm. Cụ thể:

  • Cân nặng dưới 60% cân nặng chuẩn ( <-4 SD) .
  • Hầu hết mọi bộ phận cơ thể đều bị tổn thương nặng nề.

Nếu trẻ rơi vào tình trạng trên, bố mẹ không nên tự điều trị tại nhà mà phải đưa trẻ đến trung tâm dinh dưỡng ngay để được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị theo đúng phác đồ.

Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ 3
Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ 3

Nhận biết dấu hiệu suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là kết quả của việc cơ thể không tiếp nhận đầy đủ chất dinh dưỡng qua chế độ ăn uống hàng ngày, vì vậy, cơ thể sẽ không có các chất cần thiết cho sự phát triển. Dấu hiệu suy dinh dưỡng như sau:

  • Giảm cân – giảm 5-10% trọng lượng hoặc hơn trong 3 – 6 tháng là một trong các dấu hiệu cơ bản của suy dinh dưỡng.
  • Trọng lượng cơ thể thấp – chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 18.5 có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
  • Má rỗng và mắt trũng.
  • Bụng sưng phồng.
  • Tóc và da khô.
  • Vết thương khó lành, bị bệnh nặng phải mất nhiều thời gian để phục hồi.
  • Cảm thấy mệt mọi lúc và cảm thấy đuối sức.

Ngoài ra, các dấu hiệu của thiếu vitamin và khoáng chất cũng có thể cảnh báo tình trạng suy dinh dưỡng:

  • Thiếu vitamin A dẫn đến khô mắt, quáng gà, tăng nguy cơ giảm miễn dịch và nhiễm khuẩn.
  • Thiếu kẽm có thể gây giảm chức năng gan, các rối loạn trong điều hoà miễn dịch và dạ dày.
  • Biểu hiện thiếu sắt là biếng ăn, suy dinh dưỡng, khó liền vết thương, đau bụng và tiêu chảy.
  • Thiếu kẽm gây phì đại tuyến giáp do phải tăng hoạt động để sản xuất hormone.
Nhận biết dấu hiệu suy dinh dưỡng
Nhận biết dấu hiệu suy dinh dưỡng

Phòng ngừa suy dinh dưỡng như thế nào?

Cách tốt nhất để phòng ngừa suy dinh dưỡng cho cả trẻ em và người lớn là thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng. Dưới đây là một số loại thực phẩm cần bổ sung nhiều trong chế độ ăn hàng ngày, bao gồm:

  • Ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
  • Ăn nhiều carbohydrate từ gạo, ngũ cốc và bánh mì.
  • Sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa.
  • Ăn nhiều những thực phẩm giàu protein từ trứng, sữa, cá và các loại thịt.

Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể phòng ngừa suy dinh dưỡng cho con bằng cách:

  • Chăm sóc sức khoẻ bé từ khi còn nằm trong bụng mẹ, mẹ phải ăn đủ chất dinh dưỡng nhằm bổ sung năng lượng cho thai nhi.
  • Sau đẻ cần cho con bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng tuổi.
  • Khi trẻ bước sang thời kỳ ăn dặm cần cho trẻ ăn dặm đúng cách và đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng.
  • Đưa trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ và uống thuốc tẩy giun định kỳ nhằm phòng ngừa giun sán.
  • Theo dõi cân nặng của trẻ định kỳ nhằm phát hiện sớm nếu trẻ không tăng cân trong thời gian điều trị, thông thường là từ 3 tháng trở lên.
Phòng ngừa suy dinh dưỡng như thế nào
Phòng ngừa suy dinh dưỡng như thế nào

Điều trị suy dinh dưỡng thể nhẹ và nặng dần

Ở những thể suy dinh dưỡng nhẹ hay không có biến chứng có thể điều trị suy dinh dưỡng tại nhà bằng việc thực hiện chế độ ăn nhiều năng lượng, bổ sung vitamin và muối khoáng. Cụ thể:

  • Ăn thực phẩm có nhiều calo và protein.
  • Ăn nhẹ giữa những bữa ăn chính.
  • Sử dụng những đồ uống có nhiều calo.

Nếu những thay đổi chế độ ăn ban đầu không cải thiện suy dinh dưỡng và tình trạng trở nên nặng thêm, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn sử dụng các chất dinh dưỡng bổ sung đường uống hoặc tiêm.

Nếu người bệnh gặp trở ngại trong việc ăn uống cả khi đã chuyển qua hình thức ăn rắn hoặc lỏng, bác sĩ sẽ khuyến nghị các biện pháp điều trị sau:

  • Cho ăn bằng ống – ống sẽ đi từ mũi đến dạ dày của người bệnh hoặc được trực tiếp tới dạ dày thông qua da bụng.
  • Cung cấp dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
Điều trị suy dinh dưỡng thể nhẹ và nặng dần
Điều trị suy dinh dưỡng thể nhẹ và nặng dần

Hy vọng bài viết trên Dr Spa sẽ giúp bạn có thêm thông tin về bệnh suy dinh dưỡng là gì cũng như cách chăm sóc và ngăn ngừa suy dinh dưỡng. Tuy hiện nay tỷ lệ mắc bệnh suy dinh dưỡng ở nước ta đang giảm nhanh song nếu không được chăm sóc tốt thì bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng sau này, đặc biệt là với trẻ em.