Chức năng của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể để tránh khỏi các loại vị khuẩn nguy hiểm tác động từ bên ngoài vào cơ thể. Tuy nhiên, có đôi lúc hệ miễn dịch có phản ứng yếu hơn trước do những loại vi khuẩn ấy xâm nhập vào cơ thể và gây ra những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe. Sự suy yếu như vậy của cơ thể được gọi là suy giảm miễn dịch. Kính mời các bạn hãy cùng  Dr Spa theo dõi ngay bài viết dưới đây để có thể tìm hiểu các nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết suy giảm hệ miễn dịch cùng với những cách có thể ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Suy giảm miễn dịch là gì?

Suy giảm miễn dịch gây phá vỡ khả năng tự bảo vệ từ cơ thể để tránh khỏi những vi khuẩn, virus và của các ký sinh trùng, bao gồm việc làm suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh (sơ cấp) và miễn dịch mắc phải (thứ cấp). Bất kỳ điều gì có thể làm suy yếu đi hệ thống miễn dịch đều có thể dẫn đến nguy cơ làm suy giảm miễn dịch thứ cấp.

Suy giảm miễn dịch gây ảnh hưởng đến cơ thể không đủ sức đề kháng để chống lại sự nhiễm trùng và mọi bệnh tật, đây là loại rối loạn miễn dịch giúp cho các virus và vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hoặc sơ cấp xuất hiện từ khi bạn chào đời. Suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc thứ cấp là một loại suy giảm rối loạn mà các bạn bị mắc phải sau này và kiểu suy giảm miễn dịch này phổ biến hơn rối loạn bẩm sinh.

Suy giảm miễn dịch là gì
Suy giảm miễn dịch là gì

Phân loại hội chứng suy giảm miễn dịch

Dưới đây là tổng hợp các hội chứng gây suy giảm miễn dịch:

Suy giảm miễn dịch nguyên phát

Hiểu đơn giản thì suy giảm miễn dịch nguyên phát chính là hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Có những trẻ ngay từ khi sinh ra đời, hệ thống miễn dịch đã hoạt động một cách không hiệu quả hoặc bị thiếu đi một vài hệ thống phòng tránh miễn dịch nên dễ dàng khiến cho cơ thể bị nhiễm trùng.

Trong những trường hợp này thì trẻ em sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng như: thời gian nhiễm trùng kéo dài lâu hơn và việc điều trị diễn ra cũng khó khăn hơn so với những người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường. Đây cũng là những người có thể dễ dàng mắc phải nhiễm trùng cơ hội – dạng nhiễm trùng mà không mắc phải bởi những người bình thường.

Suy giảm miễn dịch nguyên phát
Suy giảm miễn dịch nguyên phát

Suy giảm miễn dịch thứ phát

Triệu chứng suy giảm miễn dịch thứ phát được hình thành song hành cùng với quá trình phát triển cơ thể, do sự tác động của những yếu tố sau đây:

  • Bệnh mạn tính: làm cho cơ thể không có khả năng hấp thu hiệu quả chất dinh dưỡng tham gia vào sự trao đổi chất để tạo nên hệ miễn dịch chống lại tác nhân bên ngoài. Ngoài ra, điều trị ung thư bằng xạ trị và hoá trị có sử dụng thuốc corticosteroid cũng có thể gặp tác dụng phụ là suy giảm hệ miễn dịch.
  • HIV và thuốc phiện: đây là thủ phạm phá hoại tế bào lympho, làm giảm đi hệ miễn dịch từ đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng của cơ thể. Trong giai đoạn đầu khi bị nhiễm bệnh thì người bệnh có thể bị sốt nhẹ sau đó thì việc nhiễm trùng ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Thời gian nằm viện kéo dài: thường khiến cho cơ thể vận động ít, ăn không ngon miệng, tâm lý bất an, . .. kết hợp với nhiều yếu tố về sức khỏe khiến cho các tế bào trong cơ thể hoạt động ngày càng ít hiệu quả hơn trước và hệ lụy nghiêm trọng là giảm miễn dịch.
  • Suy dinh dưỡng: trong một thời gian dài mà các bạn có chế độ ăn uống thiếu chất, đặc biệt thiếu protein sẽ dễ làm tăng nguy cơ làm cho cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Ghép tạng: thuốc ức chế miễn dịch có ý nghĩa quan trọng trong việc thành công của ghép tạng giai đoạn hậu phẫu. Tuy nhiên, mặt trái của nó chính là khả năng ức chế với các phản ứng miễn dịch và có thể sinh ra biến chứng cụ thể như: làm cho tế bào ung thư phát triển, cơ thể có nguy cơ bị bệnh tim mạch, tử vong vì không thể tầm soát được việc nhiễm trùng.
Suy giảm miễn dịch thứ phát
Suy giảm miễn dịch thứ phát

Suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến (CVID)

Đây là loại rối loạn hệ miễn dịch do cơ thể bị khiếm khuyết các phần tử quan trọng khác nhau (CVID) , trong trường hợp có liên quan với miễn dịch bẩm sinh. Bệnh nhân có triệu chứng giống với thiếu gamma globulin và có liên kết đến việc đột biến gen trên nhiễm sắc thể X ở nhiễm trùng tiến triển, thường xuất hiện muộn (khoảng 20 – 40 tuổi) .

Suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến (CVID)
Suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến (CVID)

Suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID)

Tình trạng này được gọi là rối loạn di truyền có liên quan với tế bào bị biến đổi và thiếu hụt kết hợp miễn dịch thường xảy ra ở một hoặc nhiều gen khác nhau. Bệnh có thể xảy ra với trẻ sơ sinh trên 6 tuổi và sẽ khiến trẻ bị lây nhiễm virus liên tục như bệnh candida, viêm phổi Pneumocystis jiroveci, . .. Ngoài ra, trẻ con cũng có thể dễ dàng gặp phải vấn đề với mắt, viêm loét da, . .. Nguy hiểm nhất là có thể gây ra tử vong nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị sớm.

Suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID)
Suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID)

Dạng u hạt mạn tính (CGD)

Rối loạn  hệ miễn dịch thường có liên quan đến những khiếm khuyết ở tế bào thực bào của cơ thể. Trong bệnh lý ung thư, bạch cầu không thể tự sản xuất ra superoxide và hydrogen peroxide cùng một số chất hoạt hoá phức hợp O2 do cơ thể người bệnh thiếu đi hoạt tính của NADPH oxidase khiến cho chức năng diệt khuẩn tế bào thực bào của cơ thể bị vô hiệu. Kết quả là nấm và khuẩn không bị tiêu diệt nhưng thực bào thì hoạt động bình thường.

Dạng u hạt mạn tính (CGD)
Dạng u hạt mạn tính (CGD)

Các nguyên nhân gì gây ra suy giảm hệ miễn dịch?

Hội chứng giảm miễn dịch có thể xảy ra ở bất kỳ mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung thì hội chứng này có thể được phân làm hai nhóm nguyên nhân chính đó là:  Suy giảm miễn dịch bẩm sinh và giảm hệ miễn dịch mắc phải.

Các nguyên nhân gì gây ra suy giảm hệ miễn dịch
Các nguyên nhân gì gây ra suy giảm hệ miễn dịch

Do bẩm sinh

  • Rối loạn di truyền: Các bất thường về mặt gen được hình thành bởi cha hay mẹ có nguy cơ bị suy giảm miễn dịch cũng khiến cho những đứa trẻ khi sinh ra có thể dễ mắc phải nhiễm trùng hơn là những đứa trẻ sinh ra với cha mẹ khoẻ mạnh.
  • Những rối loạn về sự sản sinh ra tế bào bao gồm bệnh thiếu hụt tế bào B, thiếu hụt tế bào T, thiếu hụt sự kết hợp giữa hai loại là tế bào B và tế bào T, giảm gamma globulin trong máu, thiếu hụt bổ thể,  khiếm khuyết thực bào. .. và không xác định (vô căn) .
Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh
Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh

Suy giảm hệ miễn dịch mắc phải

  • Nhiễm HIV/AIDS: Không giống nhiều loại virus khác, HIV thường lựa chọn tấn công và gây thương tổn trực tiếp trên hệ miễn dịch cơ thể. Số tế bào miễn dịch suy giảm nghiêm trọng khiến cơ thể không chống đỡ được những bệnh lý nhiễm trùng vốn khá đơn giản rất dễ suy kiệt và tử vong.
  • Sử dụng corticoid, các loại thuốc chống thải ghép và thuốc hoá trị ung thư như: Những loại thuốc trên có thể làm ức chế khả năng hoạt động của hệ tế bào miễn dịch cũng như khả năng kích thích xảy ra kháng thể chống lại sự viêm nhiễm.
  • Mắc bệnh đái tháo đường: Việc tăng đường huyết kéo dài hoặc các bệnh lý liên quan đến đái tháo đường không kiểm soát được là điều kiện thuận lợi gây nhiễm trùng kéo dài.
  • Hội chứng thận h xuất hiện sau phẫu thuật cắt túi mật hoặc tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt sức khỏe: Đây là những tình trạng làm cho suy giảm càng nghiêm trọng hơn đối với số tế bào miễn dịch có trong máu hoạt động với cơ chế là không được tạo ra hoặc được tạo ra một cách không đầy đủ số lượng, không hiệu quả hoặc không đảm bảo các chức năng của cơ thể hoặc bị biến mất ra ngoài cơ thể.
Suy giảm hệ miễn dịch mắc phải
Suy giảm hệ miễn dịch mắc phải

Biểu hiện của suy giảm hệ miễn dịch như thế nào?

Nhiễm trùng là dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng suy giảm miễn dịch. Bởi lẽ có thể đây là chức năng quan trọng của hệ miễn dịch mà ngày nay không còn giữ vững được. Đặc điểm của tình trạng nhiễm trùng ngay trên cơ thể những người bị suy giảm miễn dịch hoàn toàn khác biệt so với người thường là với một tần suất cao hơn, thời gian ủ bệnh diễn ra lâu hơn, khi toàn phát bệnh có thể kéo dài hơn và mức độ luôn nặng hơn.

Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ hệ thống cơ quan nào và đôi khi nhiễm trùng cũng có thể xảy ra cùng lúc trên nhiều hệ cơ quan trên cơ thể nên dễ dàng khiến cho cơ thể suy sụp nhanh. Những triệu chứng của nhiễm trùng theo hệ cơ quan có thể là:

  • Hệ hô hấp: đau ngực, khó thở, sốt cao, sổ mũi và ho có đờm kéo dài. ..
  • Hệ tim mạch: đau ngực và khó thở khi cúi đầu thấp hay khi đứng, chóng mặt, tim đập nhanh. ..
  • Hệ tiêu hoá: tiêu chảy, ăn phân lỏng, tiêu máu, đau dạ dày, buồn nôn và nôn trớ. ..
  • Hệ bài tiết: tiểu máu, tiểu buốt, tiểu mủ, đau bụng và đau hông lưng. ..
  • Hệ thần kinh trung ương: cơ thể lừ đừ, mệt mỏi, yếu liệt chân tay, co giật, hôn mê. ..
  • Da liễu: sang thương da, mụn nhọt, viêm loét, mưng mủ. ..

Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng kéo dài làm cơ thể người bệnh bị xanh xao, thiếu máu, sưng hạch bạch huyết, phù nề, gầy sút cân, suy kiệt và không tự sinh hoạt, chăm sóc được cho chính bản thân. Nếu tình trạng này không tầm soát được, nhiễm trùng gây ức chế hoạt động của cơ quan và cuối cùng dẫn đến nguy cơ tử vong.

Biểu hiện của suy giảm hệ miễn dịch như thế nào
Biểu hiện của suy giảm hệ miễn dịch như thế nào

Biến chứng

Suy giảm miễn dịch bẩm sinh do những khiếm khuyết di truyền gây ra nên rất khó phát hiện và hay xảy ra ở trẻ em với nhiều mức độ khác nhau tùy theo loại họ đang mắc phải. Thậm chí, nếu người bệnh không phát hiện kịp thời và điều trị sớm, khiến cho bệnh nhân dễ bị tử vong. Trong khi đó, đối với suy giảm miễn dịch mạn tính, cơ thể sẽ mất khả năng tự vệ hoặc tự vệ kém trước tác nhân gây bệnh khiến sức khỏe suy yếu dần.

Biến chứng
Biến chứng

Phương pháp chẩn đoán

Khi phát hiện cảm thấy dễ bị bệnh phải điều trị kéo dài, bạn nên đi khám tại những trung tâm y tế uy tín để xem mình có bị hội chứng suy giảm miễn dịch hay không. Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, thực hiện các xét nghiệm thể chất nhằm xác định số tế bào máu trắng, tế bào T và nồng độ miễn dịch để đưa ra kết luận cuối cùng.

Nếu thấy có bất thường tế bào T, các bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm da. Ra đó, một lượng nhỏ protein từ những sinh vật nhiễm thường (nấm) được cấy ngay dưới da. Nếu không có triệu chứng (sưng hoặc đỏ) trong vòng 2 ngày, có thể đây là biểu hiện của bệnh do đột biến tế bào T.

Bác sĩ cũng có thể tiến hành xét nghiệm máu của người bệnh đề nhằm xác định được nguy cơ đột biến gen mà đó có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn suy giảm miễn dịch.

Phương pháp chẩn đoán
Phương pháp chẩn đoán

Bệnh có thể phòng ngừa được không?

Hội chứng suy giảm miễn dịch là bệnh di truyền nên không có biện pháp nào ngăn ngừa, do vậy, bạn có thể giám sát trẻ nhằm kịp thời phát hiện, tầm soát và điều trị. Trong khi đó, suy giảm miễn dịch mạn tính có thể ngăn ngừa nhờ kiểm soát các yếu tố nguy cơ và thay đổi lối sống, chế độ ăn uống hợp lý. Bạn có thể thực hiện những biện pháp dưới đây nhằm nâng cao hệ miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng:

Bệnh có thể phòng ngừa được không
Bệnh có thể phòng ngừa được không

Vệ sinh

Thực hiện vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, rửa tay thường xuyên với xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi bước vào bữa ăn. Đồng thời diệt khuẩn, vệ sinh không gian sống và làm việc, đảm bảo nơi ở khô ráo, thông thoáng để ngăn ngừa mầm bệnh, vi rút. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, nên súc miệng với nước muối nhằm diệt khuẩn và bảo vệ các cơ quan miễn dịch đầu tiên của cơ thể.

Vệ sinh
Vệ sinh

Chế độ ăn uống

Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng với những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bạn nên ăn đa dạng các loại thực phẩm như rau xanh. thịt, trứng, cá, . .. giúp cân đối dinh dưỡng và phòng ngừa một số bệnh mãn tính.

Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống

Tăng cường thể chất

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để có thể giải phóng cơ thể là hoạt động chính thường bị nhiều người bỏ qua và không chú ý đến. Tập thể dục không chỉ giúp bạn có được một thân hình săn chắc và thon gọn, mà hoạt động thể chất còn có thể  giúp bạn có được một thể lực tốt hơn, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, qua đó có thể phòng ngừa một số bệnh nhiễm trùng thường gặp trên cơ thể. Tuy nhiên, nếu đang mắc bệnh, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nhằm có các biện pháp thích hợp với sức khoẻ và cơ thể. Những sự gắng sức trong tập luyện cũng khiến sức khỏe giảm sút và tăng nguy cơ nhiễm trùng hơn.

Tăng cường thể chất
Tăng cường thể chất

Kiểm soát căng thẳng

Giấc ngủ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp cơ thể bạn thư giãn và lấy lại sức khoẻ sau ngày dài làm việc. Tuy nhiên, cuộc sống ngày nay với nhiều áp lực và căng thẳng khiến nhiều người khó có được giấc ngủ sâu, dẫn đến nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như bệnh mãn tính, nhiễm trùng. Do đó, bạn nên chăm sóc tốt hơn giấc ngủ, hãy đi ngủ và thức dậy theo một giờ cố định trong ngày nhằm đảm bảo cơ thể được thư giãn, giảm căng thẳng.

Căng thẳng kéo dài gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thống miễn dịch của bạn. Những liệu pháp mát xa, thiền định, yoga, . .. sẽ giúp bạn vượt qua căng thẳng, nâng cao sức khỏe tinh thần và phòng tránh được một số bệnh nhiễm trùng phổ biến.

Kiểm soát căng thẳng
Kiểm soát căng thẳng

Khẩu trang

Khẩu trang là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ bạn trước mọi tác nhân gây bệnh cũng như những loại vi rút khác. Thậm chí, nếu bạn thấy không an toàn khi đeo khẩu trang thì bạn có thể hạn chế tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh hoặc một số bệnh nhiễm trùng khác nhằm hạn chế bị lây bệnh.

Đại dịch Covid-19 đã khiến người nâng cao ý thức về việc cần đeo khẩu trang khi ra đường. Bạn nên lựa chọn cho mình những loại khẩu trang y tế của nhà sản xuất uy tín. Trường hợp dùng khẩu trang y tế, bạn nên vệ sinh khẩu trang và đeo khẩu trang cẩn thận, nhằm phòng tránh mầm bệnh tích tụ, phát tán và gây các bệnh hô hấp khác.

Khẩu trang
Khẩu trang

Vắc xin

Vắc xin là phương pháp đặc hiệu để giúp cơ thể bạn tạo ra kháng thể chống lại những tác nhân gây bệnh.

Ví dụ như trong đại dịch Covid-19, tiêm chủng đầy đủ liều vắc xin giúp giảm bớt một số triệu chứng và hết bệnh ngay lập tức. Tuy nhiên, nhiều người không tiêm vắc xin Covid-19 vì có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất cứ thành phần nào của vắc xin hoặc những tình trạng gây ra một vài hội chứng gây suy giảm hệ miễn dịch từ trung bình đến nặng như: ung thư gan hay một số bệnh lý máu ác tính đang điều trị tích cực, điều trị chống đào thải sau ghép thận, các bệnh về hệ miễn dịch gây nên vấn đề khiếm khuyết miễn dịch nguyên phát trung bình và nặng cho cơ thể(hội chứng DiGeorge, Wiskott-Aldrich. .) , . ..

Vắc xin
Vắc xin

Cần làm gì khi bị suy giảm hệ miễn dịch?

Khi cơ thể bị nhiễm trùng với những dấu hiệu nêu trên cần loại trừ hội chứng giảm miễn dịch. Lúc này, phải đưa người bệnh vào những cơ sở chăm sóc y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Không chỉ thế, những đối tượng có hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc có một số bệnh lý khác liên quan đến suy giảm miễn dịch cũng rất cần phải được điều trị kịp thời ngay khi phát hiện bị nhiễm trùng.

Lúc này, việc dùng kháng sinh là hoàn toàn cần thiết. Bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh phù hợp, liều lượng cao và dùng đường tiêm truyền nhằm mau chóng đạt nồng độ điều trị trong máu. Có khi cần kết hợp hai hay nhiều nhóm kháng sinh cùng lúc, với những cơ chế khác nhau nhằm tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn.

Quá trình điều trị kháng sinh trên những đối tượng suy giảm miễn dịch cũng kéo dài hơn người thường. Chú ý theo dõi chặt chẽ và thay đổi kháng sinh sớm khi phát hiện thuốc không phù hợp hoặc có dấu hiệu đề kháng. Quyết định dừng điều trị nhiều khi cũng rất khó vì mối lo ngại bùng phát nhiễm trùng trở lại.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng được điều trị tích cực để cung cấp thêm đủ dinh dưỡng, bổ sung nước và điện giải, vệ sinh cơ thể và nghỉ ngơi hợp lý. Tất cả hoạt động khám và chữa bệnh của những đối tượng trên cần diễn ra trong điều kiện diệt khuẩn hoặc lý tưởng hơn là vô khuẩn nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Thức ăn, nguồn nước và quần áo phục vụ bệnh nhân cũng được kiểm nghiệm kỹ càng qua nhiều công đoạn trước khi vào tay người dùng. Chỉ khi làm được như thế mới có thể mong diệt được tận gốc vi khuẩn và phục hồi sức khoẻ.

Cần làm gì khi bị suy giảm hệ miễn dịch
Cần làm gì khi bị suy giảm hệ miễn dịch

Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về dấu hiệu, triệu chứng và cách để ngăn ngừa bệnh suy giảm hệ miễn dịchDr Spa đã cung cấp cho các bạn. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.