Bệnh suy tĩnh mạch chi dưới là một bệnh lý nguy hiểm, tiến triển một cách âm thầm và có thể gây ra hàng loạt biến chứng, từ huyết khối tĩnh mạch nông và sâu, đau nhức đến phù nề hai chi dưới. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh gây ra chảy máu và loét chân không lành. Vì thế hôm nay, chúng tôi, Đội ngũ chuyên gia của Dr Spa, mong muốn giúp đỡ các bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh suy tĩnh mạch, nhằm đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ.

Bệnh suy tĩnh mạch chi dưới là gì? 

Suy tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng bơm máu ngược về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân, dẫn đến gây nên hiện tượng máu ứ lại, làm thay đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. 

Bệnh gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân do kiến cắn, chuột rút về ban đêm. .. có thể dẫn đến những biến chứng khó điều trị như chàm da, loét chân, chảy máu, huyết khối tĩnh mạch nông và sâu. .. 

 Bệnh có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ sau: 

  •  Phụ nữ mang thai: Nguyên nhân là do áp lực từ việc tăng thể tích máu để đảm bảo cho thai nhi phát triển. 
  •  Giới tính: Do phụ nữ mang thai, sinh nở nhiều lần và sự thay đổi hormone khiến nữ mắc bệnh cao gấp đôi so với nam giới. 
  •  Do gen di truyền: Nếu người trong gia đình bạn bị suy giãn tĩnh mạch thì bạn có nguy cơ cao bị bệnh giãn tĩnh mạch.
  •  Thừa cân, béo phì: Dư cân dẫn đến áp lực tĩnh mạch ở chân cũng tăng theo và gây nên bệnh. 
  •  Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới càng nhiều. Với độ tuổi cao, các tĩnh mạch đã mất đi sự đàn hồi cần thiết, van tĩnh mạch cũng mỏng hơn làm cho thành tĩnh mạch bị viêm, giãn rộng và phình ra. 
  •  Không ít vận động: Giữ tư thế ngồi quá lâu hoặc đứng nhiều giờ sẽ khiến tĩnh mạch yếu đi. 
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì

Tĩnh mạch chi dưới bao gồm những tĩnh mạch nào? 

Tĩnh mạch chi dưới gồm: 

  •  Tĩnh mạch nông:Bao gồm tĩnh mạch hiển lớn và tĩnh mạch hiển nhỏ. 
  •  Tĩnh mạch sâu: tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch chày trước và tĩnh mạch chày sau. 
  •  Tĩnh mạch xuyên: nối giữa tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu với nhau. 
  •  Van tĩnh mạch xuyên cho tất cả 3 loại tĩnh mạch trên. 
Tĩnh mạch chi dưới bao gồm những tĩnh mạch nào
Tĩnh mạch chi dưới bao gồm những tĩnh mạch nào

Nguyên nhân gây suy tĩnh mạch 

Trên thế giới, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỉ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ. Nữ giới cũng có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, thường phải đứng lâu trong các ngành nghề đặc thù như bán hàng, thợ thêu, may mặc, chế biến thuỷ, hải sản, giáo viên. .. nên khối lượng cơ thấp so với nam giới hoặc đi giày không phù hợp. 

Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu cho biết, tỷ lệ công nhân chế biến thuỷ sản bị giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm trên 70%. Các nhà khoa học dự đoán bệnh sẽ tăng khi sự phát triển của nền kinh tế làm thay đổi nếp sinh hoạt. 

Bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Các van một chiều bị tổn thương là do: 

  • Tư thế sinh hoạt hay làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, thiếu vận động, phải mang vác nặng. .. tạo điều kiện cho máu bị dồn về hai chân và làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây vỡ các van tĩnh mạch một chiều. Khi những van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn cản luồng máu chảy thẳng xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến tụ máu ở hai chân. 
  • Việc phải đứng nhiều thì làm việc trong môi trường ẩm ướt cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn, người mang thai nhiều lần bị béo phì do chế độ ăn uống thiếu chất xơ và vitamin cũng khiến cho bệnh trở nên nặng hơn. 
  • Quá trình lão hoá của tuổi tác (hay gặp ở người già) . Tuổi thọ con người càng cao sẽ kéo theo những bệnh của quá trình tăng tuổi trong đó có suy tĩnh mạch. .. 
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch

Triệu chứng của suy tĩnh mạch chi dưới 

Những triệu chứng ban đầu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới thường mờ nhạt và thoáng qua, đến khi bệnh đã diễn tiến tới giai đoạn nặng thì người bệnh mới biết để điều trị. Do vậy, cần nhận biết triệu chứng của bệnh, dù là thoáng qua để điều trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu giãn tĩnh mạch chi dưới, cụ thể: 

 Ở giai đoạn đầu: 

  •  Người bệnh sẽ có biểu hiện mỏi chân, cảm thấy nặng chân, hoặc mang giày dép chật hơn bình thường; 
  •  Mỏi chân, và có khả năng bị phù nhẹ khi phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều; 
  •  Chuột rút vào buổi tối, cảm giác bị châm kim và dị cảm giống kiến bò về ban đêm. 
  •  Nhiều mạch máu nhỏ hơn, đặc biệt ở cổ chân và bàn chân nổi lên. 

 Giai đoạn tiến triển: 

  •  Có thể bị phù ở mắt cá hay bàn chân. 
  •  Vùng cẳng chân thay đổi màu sắc da do máu ứ đọng ở tĩnh mạch lâu ngày làm loạn dưỡng. 
  •  Các tĩnh mạch trương lên gây cảm giác nặng và đau chân do máu chảy ra ngoài mạch gây phù chân, thông thường hiện tượng này không mất đi khi mới 
Triệu chứng của suy tĩnh mạch chi dưới
Triệu chứng của suy tĩnh mạch chi dưới

Biến chứng của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới 

Các biến chứng của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới bao gồm: 

  •  Chân người bệnh bị sưng to, đau mỏi và chuột rút về đêm 
  •  Nặng hơn là viêm tắc tĩnh mạch khiến chân đau, sưng đỏ, . .. 
  •  Tĩnh mạch giãn to nổi rõ dưới da làm mất thẩm mỹ cho người bệnh

 Giai đoạn cuối diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch gây tắc nghẽn tuần hoàn, da chân phía dưới viêm loét, nhiễm khuẩn rất khó điều trị 

Biến chứng nặng nề và thường hay gặp của suy tĩnh mạch chi dưới là xuất hiện cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, cục máu đông có thể di chuyển về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp. 

Biến chứng của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới
Biến chứng của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới

Điều trị và phòng bệnh suy tĩnh mạch chi dưới

Bệnh suy tĩnh mạch có thể chữa trị không? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.

Điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới 

  • Điều trị nội khoa bằng phương pháp can thiệp: Để ngăn ngừa sự trào ngược và làm cho lực tác dụng lên dòng chảy của tĩnh mạch hiệu quả hơn. Người bệnh nên để chân cao khi nằm ngủ, tập cơ mạnh mẽ hơn, tránh đứng hay ngồi lâu, mang tất thun hay bó chân bằng băng thun, ăn chế độ có nhiều chất xơ. .. 
  •  Điều trị nội khoa bằng thuốc: Một số thuốc như Daflon, Rutin C, Veinamitol. .. nhưng phần lớn thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian đầu
  •  Can thiệp ít xâm lấn: Bằng phương pháp làm lạnh với Nitơ lỏng  -90oC. 
Điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới
Điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới

Phòng bệnh suy tĩnh mạch chi dưới 

  •  Cải thiện điều kiện lao động, chú trọng công tác an toàn vệ sinh lao động. 
  •  Tránh phải đứng lâu một tư thế khi làm việc 
  •  Mang theo phương tiện bảo hộ thường xuyên; 
  •  Tập thể dục (đi bộ) thường xuyên giúp giảm cân; Có chế độ dinh dưỡng phù hợp; 
  •  Nâng chân lên cao khi ngồi và tránh đứng một chỗ trong thời gian lâu; 
  •  Đi dép hoặc giày đế mềm, không đi giày dép loại cao gót thường xuyên. 
  •  Đi gặp bác sĩ nếu bạn có triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch hoặc người bị suy giãn tĩnh mạch 
Phòng bệnh suy tĩnh mạch chi dưới
Phòng bệnh suy tĩnh mạch chi dưới

Chăm sóc người bị suy giãn tĩnh mạch

Người bị suy tĩnh mạch cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, cụ thể như:

Chế độ ăn uống

Nên đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều vitamin đồng thời có thêm chất xơ từ trái cây, rau quả xanh, ngũ cốc. .. để tránh bị táo bón; không được để bị béo phì hoặc nếu quá mập bạn cần giảm trọng lượng. Đảm bảo cung cấp đủ nước mỗi ngày (nhu cầu nước mỗi ngày đối với cơ thể một người lớn là 2 lít nước) 

Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống

Chế độ sinh hoạt

  • Quần áo: Không nên mặc loại quần áo bó, đặc biệt là quần vải ôm sát ở vùng chậu hông và chân. 
  • Giày dép: Nên mang giày có đế mềm và gót thấp, không được mang giày cao gót, hãy di chuyển nhẹ nhàng làm sao cho trọng lượng dồn đồng đều lên cả hai bàn chân. 
  •  Nằm, ngồi đúng tư thế: Khi nằm cần đưa chân lên cao hơn mức của tim 15-20cm tạo thuận lợi cho máu đến tim theo đường tĩnh mạch. Ghế ngồi có chiều cao phù hợp để khi ngồi hai bàn chân nằm sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng thả lỏng; lưng thẳng; trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân; không ngồi đong đưa chân, mặt dưới đùi vừa chạm ghế để giảm lực tác động lên mặt dưới đùi, không cản trở dòng máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi; cần tránh các tư thế ngồi làm cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như đứng, ngồi vắt chéo chân. .. 
  •  Đi lại: Nên đi bộ thường xuyên và tránh đi thang máy nếu có thể sẽ có nhiều cơ hội tập cho tĩnh mạch, nếu phải đứng nhiều thì chỉ nên chạy nhẹ nhằm giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch. 
  •  Tránh mang vác, khiêng xách nặng bởi sẽ làm cho máu dồn về chân nhiều hơn và làm các tĩnh mạch giãn bị tắc nghẽn. 
  •  Thể dục thể thao: Nên tập thể dục thường xuyên, có thể tập và chơi các môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng hơn như đi bộ, bơi, xe đạp khiêu vũ. .. Không nên chơi các môn thể thao có cử động mạnh và chuyển hướng đột ngột làm áp lực lên hệ tĩnh mạch chân như cử tạ, nhảy cao, bơi lội, chạy tốc độ, tennis, bóng đá. .. 
  • Không nên bôi dầu nóng vào chân, không ngâm chân trong nước nóng bởi nóng sẽ làm các tĩnh mạch giãn nở và làm giảm khả năng đưa máu trở lại về tim. Không tắm nước quá nóng, sau khi tắm xong cần rửa lại chân với nước lạnh vì nước lạnh sẽ làm co tĩnh mạch giúp cho sự lưu thông máu đến tim thuận lợi hơn. 
Chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt

Bài tập giúp điều trị và phục hồi chức năng suy giãn tĩnh mạch ở chi dưới 

Để quá trình trị liệu và phục hồi diễn ra nhanh chóng, hiệu quả bạn cần:

 Các bài tập ở tư thế nằm 

  •  Gấp và duỗi khớp cổ chân 

 Bệnh nhân nằm sấp trên giường hoặc bàn tập, hai chân duỗi thẳng và nâng chân trái cách mặt giường từ 30 đến 50 độ sau đó tập duỗi khớp cổ chân, sau đó gấp khớp cổ chân ở từ 10 đến 15 lần. Đưa chân trái trở lại tư thế ban đầu và tập giống như với chân phải. Mỗi ngày thực hiện các động tác này 2 hoặc 3 lần. 

  •   Xoay khớp cổ chân 

Bệnh nhân nằm sấp trên giường hoặc bàn tập, hai chân duỗi thẳng và nâng chân trái lên khỏi mặt giường sau đó tập xoay khớp cổ chân từ bên phải bên qua trái rồi lại từ trái qua phải 10 đến 20 lần. Đưa chân trái trở về vị trí ban đầu sau đó thì tập tương tự đối với chân phải. Mỗi ngày thực hiện các động tác này 2 hoặc 3 lần. 

  •   Bắt chéo chân 

Bệnh nhân nằm sấp trên giường hoặc bàn tập, hai chân duỗi thẳng, sau đó đưa hai chân lên khỏi mặt giường rồi tập đá chéo chân trái qua chân phải và chân phải sang chân trái luân phiên từ 10 đến 15 lần. Kết thúc, đưa hai chân trở lại vị trí ban đầu trên mặt giường. Mỗi ngày nên thực hiện các động tác này khoảng 2 hoặc 3 lần. 

Các bài tập ở tư thế nằm
Các bài tập ở tư thế nằm

 Các bài tập ở tư thế ngồi trên ghế 

  • Nâng cẳng chân 

Người thực hiện ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc; lưng thẳng; trọng lượng cơ thể dồn hết lên hai mông và hai chân. Sau đó luân phiên nâng bàn chân phải lên cách xa sàn nhà, duỗi thẳng bàn chân phải, từ từ đưa chân phải về vị trí ban đầu, tập ngược lại với chân trái và mỗi chân khoảng 10 đến 15 lần, sau đó tập với cả hai chân như bình thường. Mỗi ngày thực hiện các động tác khoảng 2 hoặc 3 lần. 

  • Gấp và duỗi khớp cổ chân

Người tập ngồi trên ghế rồi sau đó nâng chân trái cách xa khỏi sàn nhà, duỗi thẳng chân sau đó tập gấp và duỗi khớp cổ chân trái tới mức tối đa từ 10 đến 15 lần sau đó bạn đưa chân trái về vị trí ban đầu, tiếp tục làm như vậy đối với chân phải từ 10 đến 15 lần. Mỗi ngày nên tập khoảng 2 đến 3 lần.

  • Xoay khớp cổ chân

Người tập ngồi trên ghế,sau đó để hai bàn chân đặt trên sàn nhà cách xa nhau khoảng 20cm, tiếp theo nâng mũi bàn chân phải lên khỏi sàn nhà, chỉ có gót chân nằm sát trên sàn nhà rồi tập xoay khớp cổ chân vào phía trong, ra ngoài từ 10 đến 15 lần, rồi tập tương tự như vậy đối với cả hai chân. Mỗi ngày thực hiện các động tác khoảng 2 đến 3 lần.

  • Nhón gót chân 

Người tập ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp sau đó thực hiện động tác nhón gót chân (nâng chân lên cho đến khi khớp cổ chân duỗi thẳng chỉ còn những đầu ngón chân sát sàn nhà thì đưa trở lại vị trí xuất phát) luân phiên chân trái rồi chân phải, sau đó là cả hai chân cùng một lúc và làm khoảng 10 hoặc 15 lần như thế. Mỗi ngày thực hiện các động tác từ 2 đến 3 lần. 

Các bài tập ở tư thế ngồi trên ghế
Các bài tập ở tư thế ngồi trên ghế

 Các bài tập ở tư thế đứng 

  •  Gấp và duỗi khớp cổ chân 

 Bệnh nhân đứng và nhấc một chân lên khỏi sàn nhà rồi tập gấp, duỗi khớp cổ chân ở mức cao khoảng 10 hoặc 15 lần. Đứng trở lại tư thế ban đầu rồi nhấc chân kia lên khỏi sàn nhà và tiếp tục những bài tập tương tự với chân đã làm. Mỗi ngày thực hiện các động tác 2 hoặc 3 lần. 

  • Xoay khớp cổ chân 

 Bệnh nhân đứng, nhấc một chân lên khỏi sàn nhà, duỗi thẳng chân đó rồi tập xoay khớp cổ chân từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong 10 đến 15 lần, sau đó đưa chân về vị trí ban đầu trên sàn nhà và cũng tập tương tự với chân còn lại. Mỗi tuần thực hiện các động tác khoảng 2 đến 3 lần. 

  • Nhấc cao chân bước đi lên 

 Bệnh nhân đứng sau đó tập bước tại chỗ 15 hoặc 20 bước bằng cách nâng những bước chân cao hơn so với bước đi bình thường. Mỗi ngày thực hiện các động tác 2 hoặc 3 lần. 

  • Ngồi thẳng rồi đứng lên nhón gót chân 

Bệnh nhân đứng thẳng có thể dựa vào một vật gì đó bên cạnh để nâng đỡ nếu cần, sau đó ngồi xuống giống hoặc ngồi xổm được khoảng một nửa thì lại đứng thẳng lên, và nhón gót để đứng trên đầu các ngón chân, rồi sau đó ngồi xuống, làm lại từ 10 đến 15 lần. Mỗi ngày tập khoảng 2 hoặc 3 lần. 

Các bài tập ở tư thế đứng
Các bài tập ở tư thế đứng

Một số bài tập vận động khác

Ngoài những bài tập kể trên thì một số hình thức tập luyện như yoga, đi bộ, đi bộ nhẹ, chạy bộ, tập aerobic và khiêu vũ, cũng rất tốt cho sức khỏe cũng như có ích cho hệ mạch máu. 

Một số bài tập vận động khác
Một số bài tập vận động khác

Việc phối hợp chẩn đoán, phát hiện và điều trị suy tĩnh mạch chi dưới sớm đem lại kết quả tối ưu về sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Vì vậy, nếu quý khách cần hỗ trợ, DrSpa luôn sẵn sàng cung cấp giải pháp hoàn hảo nhất. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn một cách toàn diện và kịp thời.