Khi nhắc đến vấn đề chiều cao của trẻ, yếu tố di truyền và lượng hormone trong cơ thể của trẻ được xem là quan trọng nhất. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Hãy cùng DrSpa khám phá cách tăng chiều cao cho trẻ qua bài viết sau nhé.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ?

  • Yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng

Đây là một trong những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến chiều cao của con. Tuy nhiên, bên cạnh di truyền thì chế độ dinh dưỡng cũng tác động lớn đến chiều cao hơn cả gen di truyền. Theo nhiều nghiên cứu, sự tăng trưởng thể chất và tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp từ chế độ dinh dưỡng. Chiều cao của trẻ chỉ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền ngoài ra dinh dưỡng lại đóng góp đến 32%, chế độ vận động, thể dục thể thao quyết định 20%. Còn lại là những yếu tố khác của môi trường sống, bệnh mạn tính và bẩm sinh, chế độ nghỉ ngơi…

  • Thời kỳ mang thai và sinh đẻ

Trong thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của người mẹ ảnh hưởng lớn đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Chính vì vậy trước và trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, iod, sắt, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, ARA)… để con phát triển khỏe mạnh.

Sinh con thiếu tháng và nhẹ cân sẽ dễ dẫn đến thiếu chiều cao sau này.

  • Sai lầm trong việc nuôi con

Chế độ ăn nhiều đạm, ăn nhiều chất béo và bột, đường, uống ít sữa nhưng lại thiếu vitamin và chất khoáng dẫn đến giảm chiều cao. Trong nhóm vitamin và khoáng chất thì canxi, kẽm, sắt… là nhiều và quan trọng nhất. Nhóm này có nhiều trong sữa và chế phẩm sữa. Vì vậy, để tăng chiều cao cho bé 3 tuổi, bạn nên ăn uống đa dạng, phù hợp với lứa tuổi và uống sữa đều đặn hàng ngày.

  • Thói quen ít vận động, đi ngủ muộn

Các bậc cha mẹ ngày nay chăm sóc con quá kỹ: không để con tự vận động, đi đâu cũng đưa đón, con trẻ ít vận động ngoài trời và dành thời gian ngồi xem tivi, đọc truyện, say mê vi tính thay vì chơi thể thao, tập thể dục các môn giúp tăng chiều cao như đạp xe, đi bộ, bơi lội, bóng rổ, cầu lông… Không những vậy, có rất nhiều gia đình có thói quen ngủ muộn (sau 22 giờ) làm rút ngắn giấc ngủ sâu. 

  • Môi trường sống

Không khí ô nhiễm, tiếng ồn, dịch bệnh, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, các bệnh mạn tính, sử dụng thuốc kháng sinh liều cao trong thời gian dài, dùng thuốc không có sự tư vấn của bác sĩ cũng gây hại cho quá trình phát triển về thể chất và chiều cao của trẻ.

  • Dậy thì sớm

Dậy thì sớm là hiện tượng các bé gái dậy thì xuất hiện trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Tình trạng dậy thì sớm thường tiết ra các hormon kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm, những đứa trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt đến chiều cao mà gen di truyền của trẻ quy định. Do đó, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân làm giảm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.

  • Thừa cân, béo phì

Trẻ em thừa cân, béo phì thường cao lớn hơn so với tuổi nhưng chiều cao ngừng phát triển khiến trẻ thấp hơn so với bạn bè. Cùng lúc đó tâm lý tuổi mới lớn sợ béo muốn giảm cân nhanh nên ăn uống kiêng khem, thiếu chất cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến thể lực và chiều cao sau này.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Các giai đoạn phát triển chiều cao ở trẻ và cách nhận biết

Chiều cao của trẻ phát triển ngay từ khi còn trong bụng mẹ cho đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, 1000 ngày đầu và độ tuổi dậy thì chính là hai giai đoạn vàng giúp chiều cao của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất.

Những mốc vàng trong giai đoạn phát triển chiều cao ở trẻ

  • Giai đoạn 1000 ngày đầu đời

1000 ngày đầu đời được tính từ khi trẻ trong bụng mẹ cho đến 24 tháng tuổi. Đây chính là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất. Trong năm đầu tiên trẻ có thể tăng từ 25 cm, và tăng 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo.1000 ngày đầu là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai.

Trẻ dưới 12 tháng tuổi là thời điểm phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Theo nghiên cứu, giai đoạn từ 12-24 tháng tuổi, trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất và tỷ lệ suy dinh dưỡng giữ ở mức cao cho tới 5 tuổi. Đây cũng là giai đoạn chuyển sang chế độ ăn dặm nên rất có thể trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ cả về cả chiều cao và trí tuệ.

Sau 2 tuổi tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm và chỉ tăng khoảng 6.2 cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm. Tuy nhiên, nếu giai đoạn này trẻ có chế độ dinh dưỡng tăng chiều cao của trẻ thì nó sẽ là tiền đề để trẻ phát triển trong độ tuổi dậy thì.

  • Giai đoạn tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì được tính từ 10 – 15 tuổi, đây là giai đoạn đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc. Tốc độ phát triển và chiều cao tăng nhanh, có thể tăng từ 10cm mỗi năm. Sau đó tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần khi bé gái 15 tuổi và 17 tuổi ở bé trai.

Giai đoạn tuổi dậy thì quyết định đến 23% chiều cao trung bình của người trưởng thành. Kích thước xương và khối lượng xương, mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ khi trẻ 8 tuổi cho đến giai đoạn vị thành niên. Sự tăng trưởng và phát triển chiều cao có liên quan đến sự tích lũy nhanh chóng về khối lượng xương và có thể cả sự hoạt động của các hormone tăng trưởng. Do đó việc bổ sung các chất dinh dưỡng vào thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 là rất cần thiết cho trẻ trong độ tuổi này.

Những mốc vàng trong giai đoạn phát triển chiều cao ở trẻ
Những mốc vàng trong giai đoạn phát triển chiều cao ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết thời điểm trẻ đang phát triển chiều cao

  • Trẻ thèm ăn uống nhiều hơn

Nếu sự thèm ăn của trẻ bỗng nhiên được gia tăng đột biến trong khi trước đó có phong cách ăn rất kén chọn, không thích ăn cơm, chứng tỏ trẻ đang trong giai đoạn phát triển chiều cao mạnh nhất.

Sau thời kỳ thèm ăn, chiều cao của trẻ sẽ tăng vọt, vì vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn với chế độ ăn tăng chiều cao, dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng, đừng khống chế sức ăn của trẻ, để trẻ tăng trưởng một cách tốt nhất.

Thời kỳ phát triển của mỗi đứa trẻ là hoàn toàn khác nhau, vì thế, không có công thức nào để cho bạn dễ dàng nhận biết thời kỳ tăng trưởng để bồi dưỡng cho trẻ.

Có một số trẻ phát triển vào thời kỳ học cấp 2, nhưng cũng có trẻ đã phát triển ngay từ những năm tiểu học. Hãy ghi nhớ yếu tố này, nếu trẻ đi học, mẹ nên cho con mang theo thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao tối đa.

  • Trẻ có dấu hiệu kêu đau chân

Khi trẻ ở trong giai đoạn phát triển chiều cao, xương chân sẽ phát triển mạnh nhất, vì thế trẻ sẽ có hiện tượng đau chân.

Trong trường hợp trẻ kêu đau nhiều, bạn có thể đưa trẻ đi khám, nếu không bị thiếu canxi, thì có thể cho trẻ ăn thêm nhiều hơn lượng chất đạm, các chế phẩm từ đậu, sữa. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ nên cho trẻ uống một cốc sữa, để bổ sung đủ lượng canxi mà cơ thể cần đến trong đêm để phát triển.

  • Trẻ hay đạp chân trong khi ngủ

Trẻ em trong giai đoạn phát triển thường xuyên rơi vào trạng thái mơ và ngồi bật dậy, hoặc ngủ mơ đạp chân, mơ đang chạy. Có nhiều giai đoạn trong đời có những giấc mơ tương tự như vậy, bao gồm cả người lớn, nhưng không thường xuyên như trẻ.

Nếu trẻ em nhà bạn thường xuyên đạp chân mạnh khi ngủ, bạn hãy chú ý và giúp đỡ trẻ trong việc phát triển chiều cao toàn diện ngay trong giai đoạn quan trọng nhất.

Dấu hiệu nhận biết thời điểm trẻ đang phát triển chiều cao
Dấu hiệu nhận biết thời điểm trẻ đang phát triển chiều cao

Tổng hợp 7 cách tăng chiều cao cho trẻ một cách tối ưu

Con khỏe mạnh và cao lớn là mong muốn của tất cả các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tăng chiều cao cho trẻ nhanh chóng và an toàn.

Tổng hợp 7 cách tăng chiều cao cho trẻ một cách tối ưu
Tổng hợp 7 cách tăng chiều cao cho trẻ một cách tối ưu

Nhắc nhở trẻ đi ngủ đúng giờ và đủ giấc

Giấc ngủ đủ là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Khi trẻ ngủ sâu, não sẽ tiết ra hormone tăng trưởng GH, giúp trẻ phát triển hơn về cân nặng và chiều cao. Vì vậy, để tăng chiều cao cho bé, cha mẹ nên đảm bảo cho con ngủ đủ giấc, khoảng 8 tiếng liên tục trong mỗi đêm.

Nhắc nhở trẻ đi ngủ đúng giờ và đủ giấc
Nhắc nhở trẻ đi ngủ đúng giờ và đủ giấc

Khuyến khích trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu protein 

Protein được xem như “nguyên liệu” kiến tạo cơ thể. Bởi lẽ, hầu hết mọi cơ quan chủ chốt trong cơ thể người đều do dưỡng chất này cấu thành. Ngoài vai trò giúp cơ thể phát triển, protein còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác như tạo năng lượng, tham gia nhiều quá trình sinh hóa trong cơ thể, củng cố hệ miễn dịch … Việc thiếu hụt protein có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, mệt mỏi, sức đề kháng kém.

Do đó, những thực phẩm phát triển chiều cao giàu protein, chẳng hạn thịt nạc và cá sẽ là câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi nên cho trẻ ăn gì để tăng chiều cao. Nếu trẻ rất kén ăn thì hãy khuyến khích trẻ dùng các thực phẩm giúp tăng chiều cao chứa nhiều protein như các loại hạt.

Khuyến khích trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu protein
Khuyến khích trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu protein

Khuyến khích trẻ thường xuyên tập luyện thể thao và vận động

Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên, tham gia vào các hoạt động thể chất như chạy bộ, đạp xe, đi bơi… để giúp xương khớp khỏe mạnh và kích thích cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng GH, giúp xương phát triển dài ra. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên cho trẻ vận động vừa phải, tránh trường hợp khiến bé mệt mỏi, mất sức và bị chấn thương.

Khuyến khích trẻ thường xuyên tập luyện thể thao và vận động
Khuyến khích trẻ thường xuyên tập luyện thể thao và vận động

Cân bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Ăn gì để tăng chiều cao? Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao của trẻ. Để hỗ trợ con phát triển chiều cao tối ưu nhất, cha mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. 

Đặc biệt, các bậc phụ huynh hãy chú ý đến hàm lượng protein được nạp vào cơ thể của trẻ mỗi ngày vì đây là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao. Ngoài ra, cũng nên tăng cường bổ sung thêm canxi, vitamin D vào chế độ ăn uống.

Cân bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày
Cân bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Xây dựng cho trẻ lối sống lành mạnh

Cha mẹ hãy xây dựng cho trẻ một lối sống lành mạnh, hạn chế các thiết bị điện tử. Thay vào đó, nên cho trẻ tham gia các hoạt động bổ ích như tham quan, dã ngoại, leo núi, vui chơi giải trí…

Ngoài ra, môi trường sống vui vẻ, hạnh phúc cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao. Cha mẹ nên tránh xung đột gia đình, căng thẳng khi dạy con hoặc la mắng trẻ. Cha mẹ hãy là tấm gương cho trẻ noi theo để duy trì lối sống lành mạnh.

Xây dựng cho trẻ lối sống lành mạnh
Xây dựng cho trẻ lối sống lành mạnh

Bổ sung thêm nhiều khoáng chất cho trẻ

Bổ sung các loại thực phẩm tăng chiều cao giàu những dưỡng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng chiều cao ở trẻ cũng là việc mà phụ huynh cần chú ý. 

Những món ăn giúp tăng chiều cao như thịt, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa, các loại đậu,…; thực phẩm giàu canxi như các loại hải sản, tôm, cua, ốc hến, cá…; thực phẩm giàu vitamin D và vitamin A.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể cho trẻ thức ăn tăng chiều cao như khoai lang, cải bó xôi (rau bina), chuối, các loại quả mọng, cà rốt, ngũ cốc. Đồng thời cho trẻ tránh xa các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn hoặc có nhiều dầu mỡ, nước ngọt, thức ăn nhiều đường.

Bổ sung thêm nhiều khoáng chất cho trẻ
Bổ sung thêm nhiều khoáng chất cho trẻ

Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ

Bạn nên cho bé đến bác sĩ khám định kỳ để kiểm tra chiều cao và cân nặng. Việc phát hiện sớm trẻ bị chậm phát triển chiều cao sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ
Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ

Khỏe và Đẹp – Phòng khám kiểm soát chiều cao uy tín nhất tại TP. Hồ Chí Minh

Nói đến các phòng khám dinh dưỡng cho trẻ ở TP.HCM không thể không nhắc đến Khỏe và Đẹp – Phòng khám kiểm soát chiều cao tại TP. Hồ Chí Minh, đây là một trong những địa chỉ thăm khám, tư vấn và điều trị các vấn đề sức khỏe dinh dưỡng uy tín cho cả trẻ em và người lớn.

Nếu thấy chiều cao của trẻ thấp hơn trung bình, nên đưa trẻ đến thăm khám để được tầm soát các nguyên nhân chậm tăng trưởng chiều cao, đặc biệt là bổ sung hormone tăng trưởng trong trường hợp có chỉ định để phát triển chiều cao cho trẻ càng sớm càng tốt.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 78 Nguyễn Giản Thanh, Phường 15, Q.10, TP. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0908067070
  • Hotline: 19004618
  • Email: cskh@drspa.vn

Vừa rồi là tất cả các thông tin về cách tăng chiều cao cho trẻ DrSpa muốn chia sẻ tới bạn. Hãy nhanh chóng đưa những thực phẩm giúp tăng chiều cao trên vào thực đơn hàng ngày của gia đình để con yêu có thể có chiều cao mong muốn nhé!