Thực trạng bệnh béo phì ở trẻ em ngày nay đang gia tăng, một trong những nguyên nhân là thiếu hoạt động thể chất là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, rối loạn tiêu hoá, rối loạn hô hấp gây chứng ngừng thở cho trẻ em. Vậy bệnh béo phì ở trẻ em là gì? Có biến chứng nguy hiểm nào hay không? Hãy cùng DR SPA tìm hiểu ngay các thông tin cơ bản dưới bài viết này nhé!

Béo phì là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa, bệnh béo phì của trẻ em là hiện tượng tích tụ mỡ rất nhiều hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ. 

 Béo phì là tình trạng cân nặng cao quá ngưỡng trọng lượng cơ thể cần có tương ứng với chiều cao. Nó là sự tích tụ bất thường và quá mức của mỡ tại mô mỡ cùng nhiều cơ quan khác tác động tới sức khoẻ 

Béo phì là gì?
Béo phì là gì?

Cách chẩn đoán béo phì ở trẻ em

Có nhiều cách đo béo phì cho trẻ em, phổ biến là phương pháp đánh giá z-score của chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới tính. 

 BMI = Cân nặng (kg)/Chiều cao (m) x Chiều cao (m) 

 Công thức trên được áp dụng khi trẻ đủ 2 tuổi trở lên :

  •  Trẻ 2-5 tuổi: sẽ bị thừa cân khi z-score BMI ≥ 2SD và béo phì khi ≥ 3SD 
  •  Trẻ 5 – 18 tuổi: sẽ bị thừa cân khi z-score BMI ≥ 1SD và béo phì khi ≥ 2SD 
Cách chẩn đoán béo phì ở trẻ em
Cách chẩn đoán béo phì ở trẻ em

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị béo phì

Việc nhận biết những dấu hiệu bệnh béo phì ở trẻ sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa sớm và duy trì tình trạng sức khoẻ tốt cho bé. 

 Số cân nặng của bé cao hơn so với mức tiêu chuẩn cũng là dấu hiệu cảnh báo béo phì sớm nhất bạn nên lưu ý.

biểu hiện của bệnh béo phì ở trẻ em :Nếu trẻ có  chỉ số trung bình giữa cân nặng và chiều cao của trẻ nếu cao hơn 20% so với mức tiêu chuẩn thì bạn phải suy nghĩ ngay về việc bé đang có dấu hiệu bệnh béo phì. 

 Một số vùng trên cơ thể như đùi, cánh tay, hai bên ngực, mông xuất hiện mỡ bụng khiến việc di chuyển của trẻ trở nên chậm chạp, đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ béo phì và cho rằng bé đang bị dư cân. Bạn cần đo đạc cân nặng cho con mình để biết trẻ có béo phì hay không. 

 Dấu hiệu của bệnh thừa cân béo phì ở trẻ em cũng được báo động với biểu hiện biếng ăn và ăn vặt nhiều. Thực tế nếu bé ăn quá no, phần ăn mỗi bữa càng nhiều thì về lâu về dài nguồn năng lượng này sẽ chuyển hoá thành đường, làm dư cân và trẻ có thể trở nên béo phì. 

 Trẻ thường rất thích ăn bim bim và bánh kẹo khác nhau, tuy nhiên nếu cơ thể trẻ luôn có nhu cầu về chất ngọt hoặc thức ăn vặt giàu năng lượng thì đây cũng là các dấu hiệu cảnh báo bé béo phì. Lúc này, nguy cơ bé sẽ dư cân và mắc chứng béo phì là khá cao. 

 Việc cân đối chế độ dinh dưỡng của bé cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu làm con bạn béo phì. Hầu hết trẻ nhỏ không chịu ăn rau hay ăn rất ít sẽ có nhiều nguy cơ bị tăng cân. Bởi nguồn năng lượng cung cấp thiếu hụt vitamin, khoáng chất mà lại dư thừa mỡ, đạm thì sẽ khiến bé nhanh chóng tăng cân và tăng dần dẫn đến béo phì. 

Nguyên nhân bệnh béo phì ở trẻ em

Những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh béo phì ở trẻ em 
Những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh béo phì ở trẻ em

Thừa cân béo phì là sự tích tụ mỡ làm tổn hại cho sức khỏe của trẻ em, có thể thấy ở cả bé trai và bé gái. Khi điều kiện tinh tế dần phát triển thì tình trạng dư cân béo phì của trẻ em ngày một gia tăng do các nguyên nhân sau đây: 

Do yếu tố di truyền từ gia đình

  • Bố hoặc mẹ bị béo phì: 80% trẻ béo phì nặng có một hoặc cả hai bố mẹ cùng béo phì. 
  •  Cân nặng lúc sinh: Trẻ có cân nặng lúc chào đời > 4 kg có khả năng béo phì cao hơn trẻ có cân nặng lúc sơ sinh. 
Do yếu tố di truyền từ gia đình
Do yếu tố di truyền từ gia đình

Do thần kinh nội tiết

  • Bệnh béo phì ở trẻ em do suy thận: Đầy bụng, gầy, da vàng và thiểu năng sinh dục. 
  •  Bệnh béo phì ở trẻ em do u nam hóa nhân tượng thận: Béo toàn thân, mặt đỏ có vết nám và nổi mụn trứng cá, huyết áp cao. 
  •  Bệnh béo phì ở trẻ em do suy thận: Thường gặp trong 1 số hội chứng: Prader-Willi béo bụng, lùn, thiểu năng sinh dục và dễ bị tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo đều toàn thân, tiểu ít, dư ngón và có dị tật ở tay. 
  •  Bệnh béo phì của trẻ em và một số vấn đề về thần kinh: Hay gặp ở những chấn thương vùng dưới đồi hoặc sau di chứng viêm não. Béo phì có kèm theo sa sút trí tuệ hoặc có tổn thương não vĩnh viễn. 
  •  Bệnh béo phì ở trẻ em do dùng thuốc: Uống corticoid kéo dài khi bị bệnh hen, viêm khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình sử dụng thuốc Đông y có pha thêm corticoid để chữa chàm, dị ứng và hen. 
Do thần kinh nội tiết
Do thần kinh nội tiết

Do thói quen không lành mạnh

Trẻ nạp rất nhiều năng lượng từ những loại thực phẩm giàu chất bột, đường, đạm, mỡ. Ăn những đồ ăn vặt, uống nhiều rượu bia, ăn nhanh ở ngoài quán xá. Ăn vặt nhiều đặc biệt là các bữa tối trước giờ đi học. Lạm dụng các thiết bị điện tử ít hoạt động làm thực phẩm của cơ thể không kịp tiêu hoá. Khi khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu cần thiết của cơ thể, dẫn đến năng lượng bị dư thừa sẽ nhanh chóng chuyển thành mỡ tích lũy trong các tế bào gây béo phì. 

Do thói quen không lành mạnh
Do thói quen không lành mạnh

Do tâm lý xã hội

Áp lực học tập hay bầu không khí gia đình căng thẳng cũng sẽ khiến trẻ thương tổn tinh thần với các triệu chứng như lo lắng, kích động, chống đối hoặc thu mình khép kín. Trong trạng thái mất kiểm soát này, trẻ cũng ăn uống nhiều hơn theo cách thức cơ thể chịu tác động và do đó gia tăng khả năng béo phì. 

Trẻ em bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì?

 Trẻ em dư thừa cân nặng cũng sẽ gặp những vấn đề tương tự người lớn thừa cân, béo phì. 

 Cụ thể, người càng dư cân nhiều sẽ có nguy cơ cao bị một số bệnh lý, trong đó hay gặp là: 

  •  Tim mạch: Rối loạn mỡ máu – Cholesterol máu, lipid máu, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, tai biến mạch máu não.
  •  Bệnh đái tháo đường
  •  Sỏi mật: Béo phì làm gia tăng nguy cơ sỏi mật ở các độ tuổi cao gấp 3 – 4 lần so với người bình thường. Nguy cơ này tăng cao khi tình trạng béo bụng kéo dài
  •  Bệnh ung thư 
  •  Bệnh khớp 
  •  Bệnh viện 
  •  Đau lưng 
  • Tăng nguy cơ viêm xoang
Trẻ em bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì?
Trẻ em bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì?

Hậu quả của bệnh béo phì ở trẻ em

Bệnh béo phì ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có tác hại không tốt đến tâm lý của trẻ.

 Những trẻ bị thừa cân béo phì khi bệnh nặng sẽ khó điều trị hơn so với người đủ cân. 

 Trẻ béo phì sẽ có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý về cao huyết áp, tăng cholesterol trong máu, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, … khi hệ nội tiết chuyển hoá bị suy giảm. 

 Bé sẽ mắc một số bệnh như viêm cột sống, đau thắt lưng khi bị dư cân béo phì, khiến trọng lượng cơ thể gia tăng, tạo gánh nặng đè ép lên hệ thống thần kinh của trẻ. 

 Khi bị dư cân béo phì trẻ sẽ hay bị rối loạn tiêu hoá 

 Ảnh hưởng trực tiếp về tinh thần của trẻ: khi bị dư cân béo phì bé thường bị tủi thân, do bạn bè trêu đùa, chế giễu, dần dần làm con trở nên nhút nhát, kém tự tin, cô độc và trầm cảm. 

 Đặc biệt nếu hồi nhỏ bị dư cân béo phì, khi lớn trẻ sẽ dễ dàng mắc một số căn bệnh mãn tính về tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, . .. 

Thừa cân, béo phì ở trẻ em dẫn đến hậu quả gì?
Thừa cân, béo phì ở trẻ em dẫn đến hậu quả gì?

Cách phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em

Làm sao để phòng bệnh béo phì cho trẻ
Làm sao để phòng bệnh béo phì cho trẻ

Thừa cân, béo phì ở trẻ không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự tự tin mà còn khiến trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật. Vì vậy, cách phòng tránh cũng như khắc phục bệnh béo phì của trẻ em theo lứa tuổi chính là giúp cho các bố mẹ nhằm có nhận thức đúng đắn hơn đối với vấn đề này. Cụ thể như sau: 

 – Với trẻ nhũ nhi

 Mẹ cần cho con bú sữa mẹ, sữa mẹ phải có kháng thể giúp em bé phòng chống ốm vặt và để trẻ không bị béo phì. 

 – Với trẻ từ 1 – 5 tuổi 

 Cho trẻ ăn đủ chất, cân bằng và bắt đầu dạy các trò chơi thể thao hay bằng cách khuyến khích trẻ ra ngoài trời tắm nắng tăng cường vitamin D, chống loãng xương. 

 – Với trẻ em từ 6 – 12 tuổi

 Giai đoạn này trẻ bắt đầu đến lớp, vì thế bố mẹ cần khuyến khích con ăn uống nhiều rau quả, giảm tiêu thụ thực phẩm giàu chất đạm và dầu mỡ. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia những môn thể thao có lợi trong việc tăng trưởng chiều cao như đi bơi, đi xe đạp, chạy, hay chơi thể thao mỗi ngày.  

 – Với trẻ từ 13 – 18 tuổi 

 Dạy trẻ thói quen dinh dưỡng hợp lý, khoa học giúp phòng tránh béo phì bằng việc cùng bố mẹ tư vấn, lựa chọn các thức ăn tốt cho sức khỏe của cả nhà. Đồng thời giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. 

  Để phòng tránh bệnh béo phì của trẻ em ngày một gia tăng, bố mẹ không cho con xem tivi hoặc chơi game trong buổi tối; đưa trẻ đi học sớm; thường xuyên nấu nướng cho trẻ tại nhà, đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng 4 nhóm dưỡng chất (đạm, mỡ, bột đường, vitamin và muối khoáng) . Cuối cùng, nên cho trẻ tập thể dục mỗi ngày. .. 

 Nếu cảm thấy khó khăn trong việc quản lý cân nặng, chế độ ăn uống cho trẻ cũng như tăng cường vận động để trẻ ngăn ngừa béo phì hay điều trị béo phì, cha mẹ hãy đưa trẻ đến thăm khám và tư vấn tại cơ sở y tế có chuyên khoa dinh dưỡng để xác định được phương pháp điều trị sao cho hợp lý.

Điều trị bệnh béo phì ở trẻ em

Béo phì là một bệnh lý nguy hiểm và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu như chúng ta không chữa bệnh béo phì ở trẻ em kịp thời. Ngoài việc sử dụng thuốc bạn nên luyện tập giảm cân, thay đổi lối sống cho bé để hạn chế căn bệnh này.

Làm sao để phòng bệnh béo phì cho trẻ
Làm sao để phòng bệnh béo phì cho trẻ

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé

Nếu bạn điều chỉnh chế độ ăn của trẻ một cách tuỳ tiện sẽ gây bất lợi đến sự phát triển thể lực lành mạnh của con. Bạn không cho con dùng nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu năng lượng và các loại thức ăn vừa có chất đạm vừa nhiều đường như bánh mì, pizza, khoai tây rán, kem. .. Song song đó, nhằm giúp bé ăn uống đầy đủ chất thì bạn thay thế bằng nhóm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tương tự nhưng ít dầu và mỡ hơn. Bạn nên cho trẻ ăn thêm rau xanh và một số loại hoa quả. 

 Trong quá trình chuyển đổi này, sữa là cần thiết bởi sữa chứa nhiều vi chất quan trọng đối với sự tăng trưởng của bé như canxi, một số vitamin và khoáng chất khác. Hãy hạn chế những sản phẩm sữa đặc bởi đó là một trong nhiều nguyên nhân gây nên bệnh béo phì. 

 Hãy tăng cường những bữa ăn tối với gia đình và giảm các bữa ăn sáng. Để bé làm quen được với việc này, bạn hãy cho ngồi ăn cạnh nhau để con cảm thấy thoải mái không nghĩ đến những món ăn khác. 

 Nước lọc và nước ép hoa quả đều tốt với trẻ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên để con uống nước ép hoa quả một cách vừa phải bởi nếu sử dụng thường xuyên sẽ không lợi cho hệ tiêu hoá cũng như đây là loại chất làm gia tăng hàm lượng đường trong máu của trẻ. 

Làm sao để phòng bệnh béo phì cho trẻ
Làm sao để phòng bệnh béo phì cho trẻ

Luyện tập thể dục thể thao

Hãy lên kế hoạch tập thể dục tích cực cùng trẻ ngay khi thấy con có biểu hiện của bệnh béo phì, nên cho bé tập những bài tập buổi sáng và chiều. 

  Bạn có thể tập luyện cùng nếu bé hứng thú và cảm nhận thấy sự chăm sóc của bố mẹ. Các môn thể thao nhẹ nhàng như đi xe đạp, tập luyện động tác tay chân, khiêu vũ. .. rất tốt trong việc kiểm soát trọng lượng cơ thể của trẻ. Các trò chơi vận động xung quanh nhà đối với bé 1-3 tuổi cũng là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để tiêu thụ năng lượng của trẻ.  

Bạn cho bé thực hiện mỗi trò chơi với thời gian phù hợp, không nên bắt con tập quá lâu sẽ sinh mệt mỏi và không hứng thú rèn luyện ở những lần sau. 

Luyện tập thể dục thể thao
Luyện tập thể dục thể thao

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia

Bạn cần có sự tham gia hỗ trợ của nhiều chuyên gia như bác sĩ, điều dưỡng, chuyên viên trị liệu tâm lý, chuyên viên tư vấn sức khỏe để áp dụng những biện pháp nhằm thay đổi nhận thức và hành vi bên cạnh các giải pháp về ăn uống – sinh hoạt để có những cách điều trị phù hợp cho bé.

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia

Những câu hỏi có liên quan đến bệnh béo phì ở trẻ

Chắc hẳn các khi bé bị béo phì các bậc cha mẹ rất lo lắng khi trẻ bị béo phì và có một số thắc mắc bên dưới

Những câu hỏi có liên quan đến bệnh béo phì ở trẻ
Những câu hỏi có liên quan đến bệnh béo phì ở trẻ

Trẻ béo phì có cần bổ sung chất béo không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ béo phì vẫn cần cung cấp năng lượng trong việc phát triển trí tuệ và thể lực. Loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi khẩu phần của con sẽ làm ảnh hưởng xấu đến việc phát triển trí tuệ của trẻ. 

 Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, thay vì cắt giảm lượng chất béo trong khẩu phần của trẻ, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân làm con mình béo phì, nhằm đưa ra những biện pháp thích hợp. Nếu trẻ bị thừa cân béo phì vì lười vận động, hay dùng thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ thì mẹ nên hạn chế các đồ này và khích lệ bé tập thể dục nhiều hơn nữa. 

 Có 2 nhóm chất béo chính, một loại là các loại mỡ bão hoà, nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh béo phì, các bệnh tim mạch và một loại bao gồm những chất béo không bão hòa (omega 3, axit béo không no) có lợi cho trí não và sự phát triển của trẻ. 

 Vì vậy, thay vì cắt giảm toàn bộ chất béo, mẹ chỉ nên hạn chế những chất béo không cần thiết cho cơ thể. 

Trẻ béo phì có cần bổ sung chất béo không?
Trẻ béo phì có cần bổ sung chất béo không?

Trẻ béo phì có bị suy dinh dưỡng không?

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em phần lớn là do cơ thể không nhận được dưỡng chất trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, cho dù gầy hay béo thì trẻ vẫn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

  Những bé mũm mĩm cũng có tỷ lệ thiếu hụt dưỡng chất rất cao. Do trong khẩu phần ăn của bé sẽ có rất nhiều chất béo hoặc các thực phẩm giàu đạm nhưng lại ít tinh bột, thiếu rau và hoa quả. Kết quả dẫn đến một chế độ dinh dưỡng thừa calorie nhưng lại thiếu hụt vitamin và nhiều loại khoáng chất khác. 

  Suy dinh dưỡng dù ở thể dư cân béo phì hoặc thiếu chất thì cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe trẻ. Đặc biệt, với người béo phì, nguy cơ bị các bệnh lý như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường. .. rất lớn. 

Trẻ béo phì có bị suy dinh dưỡng không?
Trẻ béo phì có bị suy dinh dưỡng không?

Khỏe và Đẹp – Phòng khám bệnh béo phì uy tín tại TPHCM

Nếu bạn còn đang phân vân không biết nên chọn nơi khám bệnh béo phì ở đâu uy tín hãy đến ngay với Khỏe và Đẹp.  Tự hào là phòng khám đạt chuẩn chất lượng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, dịch vụ toàn diện, chăm sóc chuyên nghiệp sức khỏe tốt nhất cho bạn. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí cũng như chẩn đoán bệnh và xét nghiệm bệnh nhé.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: số 78 Nguyễn Giản Thanh, P15, Q10, TPHCM 
  • Số điện thoại: 0908067070
  • Bác sĩ thăm khám và điều trị: Tiến sĩ Bác sĩ. LÝ ĐẠI LƯƠNG, tu nghiệp tại ĐH Yonsei – Hàn Quốc (2016-2020) . Phó Chủ nhiệm
Bộ môn Sinh lý – Sinh lý bệnh Khoa Y, ĐHQG TP HCM

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn những thông tin cơ bản về bệnh béo phì ở trẻ em và những hậu quả nghiêm trọng của nó. Các bậc phụ huynh nên quan tâm đến sức khỏe con trẻ mình nhiều hơn để tránh mắc các bệnh lý không mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *