Giai đoạn sơ sinh chính là một trong ba giai đoạn vàng để có thể giúp trẻ tăng chiều cao. Tuy nhiên chưa chắc các phụ huynh đã biết cách đo chiều cao của trẻ sơ sinh đúng cách và hiệu quả. Nên quý vị hãy cùng DrSpa tìm hiểu về cách đo chiều cao cho trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi nhé.

Đặc điểm phát triển chiều cao trẻ sơ sinh 

Từ 1000 ngày đầu đời tính từ khi được mang thai cho đến 24 tháng tuổi là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất trẻ đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị.

Năm đầu tiên trẻ có thể tăng được 25 cm, và 2 năm sau tăng 10cm mỗi năm. 1000 ngày đầu đời là giai đoạn quyết định khoảng 60% khả năng phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai.

Khi trẻ dưới 12 tháng tuổi là thời điểm có tốc độ phát triển cao nhất so với các giai đoạn khác. Lúc này trẻ có cân nặng gấp đôi số cân nặng của trẻ sơ sinh trong 4 đến 5 tháng đầu và cân nặng cuối năm thứ nhất sẽ gấp 3 lần cân nặng sơ sinh.

Đây cũng là giai đoạn chuyển đổi từ chế độ ăn dặm nên cũng có thể trẻ không được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của trẻ cả về chiều cao và trí tuệ. 

Đặc điểm phát triển chiều cao trẻ sơ sinh
Đặc điểm phát triển chiều cao trẻ sơ sinh

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em 

Chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam hoàn toàn khác so với các bé ở các nước khác vậy nên mỗi nước đều có một bảng cân nặng chuẩn cho bé riêng biệt. Sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được coi là điều rất thú vị với nhiều thay đổi đáng kinh ngạc. Bạn cần theo dõi sự tăng trưởng của trẻ, về cân nặng của trẻ và chiều cao nhằm phát hiện sự thay đổi trong nhu cầu và sức khoẻ của con yêu. Sau đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ để phụ huynh dễ dàng quan sát.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em

Chiều cao, cân nặng của bé gái sơ sinh từ 0 cho đến 11 tháng tuổi

Tuổi Cân nặng Chiều cao
0 tháng tuổi 7.3 lb (3.31 kg) 19.4″ (49.2 cm)
1 tháng tuổi 9.6 lb (4.35 kg) 21.2″ (53.8 cm)
2 tháng tuổi 11.7 lb (5.3 kg) 22.1″ (56.1 cm)
3 tháng tuổi 13.3 lb (6.03 kg) 23.6″ (59.9 cm)
4 tháng tuổi 14.6 lb (6.62 kg) 24.5″ (62.2 cm)
5 tháng tuổi 15.8 lb (7.17 kg) 25.3″ (64.2 cm)
6 tháng tuổi 16.6 lb (7.53 kg) 25.9″ (64.1 cm)
7 tháng tuổi 17.4 lb (7.9 kg) 26.5″ (67.3 cm)
8 tháng tuổi 18.1 lb (8.21 kg) 27.1″ (68.8 cm)
9 tháng tuổi 18.8 lb (8.53 kg) 27.6″ (70.1 cm)
10 tháng tuổi 19.4 lb (8.8 kg) 28.2″ (71.6 cm)
11 tháng tuổi 19.9 lb (9.03 kg) 28.7″ (72.8 cm)

Bé gái từ 12 cho đến 23 tháng tuổi

Tuổi Cân nặng Chiều cao
12 tháng tuổi 20.4 lb (9.25 kg) 29.2″ (74.1 cm)
13 tháng tuổi 21.0 lb (9.53 kg) 29.2″ (74.1 cm)
14 tháng tuổi 21.5 lb (9.75 kg) 30.1″ (76.4 cm)
15 tháng tuổi 22.0 lb (9.98 kg) 30.6″ (77.7 cm)
16 tháng tuổi 22.5 lb (10.2 kg) 30.9″ (78.4 cm)
17 tháng tuổi 23.0 lb (10.43 kg) 31.4″ (79.7 cm)
18 tháng tuổi 23.4 lb (10.61 kg) 31.8″ (80.7 cm)
19 tháng tuổi 23.9 lb (10.84 kg) 32.2″ (81.7 cm)
20 tháng tuổi 24.4 lb (11.07 kg) 32.6″ (82.8 cm)
21 tháng tuổi 24.9 lb (11.3 kg) 32.9″ (83.5 cm)
22 tháng tuổi 25.4 lb (11.52 kg) 33.4″ (84.8 cm)
23 tháng tuổi 25.9 lb (11.75 kg) 33.5″ (85.1 cm)

Chiều cao, cân nặng của bé trai từ 0 cho đến 11 tháng tuổi

Tuổi Cân nặng Chiều cao
0 tháng tuổi 7.4 lb (3.3 kg) 19.6″ (49.8 cm)
1 tháng tuổi 9.8 lb (4.4 kg) 21.6″ (54.8 cm)
2 tháng tuổi 12.3 lb (5.58 kg) 23.0″ (58.4 cm)
3 tháng tuổi 14.1 lb (6.4 kg) 24.2″ (61.4 cm)
4 tháng tuổi 15.4 lb (7 kg) 25.2″ (64 cm)
5 tháng tuổi 16.6 lb (7.53 kg) 26.0″ (66 cm)
6 tháng tuổi 17.5 lb (7.94 kg) 26.6″ (67.5 cm)
7 tháng tuổi 18.3 lb (8.3 kg) 27.2″ (69 cm)
8 tháng tuổi 19.0 lb (8.62 kg) 27.8″ (70.6 cm)
9 tháng tuổi 19.6 lb (8.9 kg) 28.3″ (71.8 cm)
10 tháng tuổi 20.1 lb (9.12 kg) 28.8″ (73.1 cm)
11 tháng tuổi 20.8 lb (9.43 kg) 29.3″ (74.4 cm)

Bé trai 12 đến 23 tháng tuổi

Tuổi Cân nặng Chiều cao
12 tháng tuổi 21.3 lb (9.66 kg) 29.8″ (75.7 cm)
13 tháng tuổi 21.8 lb (9.89 kg) 30.3″ (76.9 cm)
14 tháng tuổi 22.3 lb (10.12 kg) 30.7″ (77.9 cm)
15 tháng tuổi 22.7 lb (10.3 kg) 31.2″ (79.2 cm)
16 tháng tuổi 23.2 lb (10.52 kg) 31.6″ (80.2 cm)
17 tháng tuổi 23.7 lb (10.75 kg) 32.0″ (81.2 cm)
18 tháng tuổi 24.1 lb (10.93 kg) 32.4″ (82.2 cm)
19 tháng tuổi 24.6 lb (11.16 kg) 32.8″ (83.3 cm)
20 tháng tuổi 25.0 lb (11.34 kg) 33.1″ (84 cm)
21 tháng tuổi 25.5 lb (11.57 kg) 33.5″ (85 cm)
22 tháng tuổi 25.9 lb (11.75 kg) 33.9″ (86.1 cm)
23 tháng tuổi 26.3 lb (11.93 kg) 34.2″ (86.8 cm)

Cân nặng trẻ mới sinh: Theo bảng cân nặng chuẩn vào năm 2021, trẻ mới chào đời dài trung bình 50cm và cân nặng tiêu chuẩn là khoảng 3,3 kg. Theo Trung tâm Quốc gia về Thống kê Y tế Hoa Kỳ, chu vi vòng đầu của bé trai là 34,3 cm và bé gái là 33,8 cm. Sau đây là bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng, kèm theo những thông tin giải đáp lí do cân nặng của trẻ 

  • Chào đời – 4 ngày tuổi: Trong khoảng thời gian trên, cân nặng của trẻ sơ sinh giảm đi khoảng 5 – 10% so với lúc mới đẻ. Nguyên do là bé bị thiếu nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu tiện
  •  5 ngày – 4 tháng tuổi: Trong cùng khoảng thời gian trên, mỗi ngày, cân nặng trẻ sơ sinh sẽ tăng trung bình khoảng 15 – 28g. Do đó, sau 2 tuần tuổi, cân nặng của trẻ yêu sẽ nhanh trở lại mức như lúc sinh. Bé 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi sẽ phát triển nhanh hơn so với lúc chào đời. Thông thường, ở giai đoạn này, bé sẽ nặng  từ 6 – 9 kg đối với trai, 5.5 – 8.5 kg đối với gái 
  •  3 – 6 tháng tuổi: Mỗi 2 tuần tuổi bé sẽ tăng trung bình khoảng 225g.
  •  7 – 12 tháng: Cân nặng của trẻ sẽ tiếp tục tăng khoảng 500 g/tháng. Với những bé bú mẹ, cân nặng của trẻ sẽ tăng lên chậm hơn so với mốc trên. Trong giai đoạn đầu, bé yêu tiêu tốn khá nhiều calorie nhưng con đã có thể ăn nhiều hơn khi đã biết lẫy, bò và chạy, đặc biệt là biết nói chuyện. Đến khi bé tròn 1 tuổi thì trung bình của trẻ sẽ ở khoảng 72 – 76cm vượt gấp 3 lần lúc mới sinh. 
  • 1 tuổi (tuổi biết nói) : Sự tăng trưởng và phát triển của bé không nhanh bằng giai đoạn trước tuy nhiên mỗi tháng cân nặng bé có thể tăng lên khoảng 225g và chiều cao tăng thêm khoảng 1,2 cm. 

Hướng dẫn cách đo chiều cao của trẻ sơ sinh 

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa trên kết quả đo chiều cao cân nặng của trẻ, do đó sau khi tiến hành đo cân nặng, bạn cần thực hiện quy trình đo chiều cao của trẻ. Với trẻ dưới 2 tuổi, bạn thực hiện cách đo chiều cao nằm và với trẻ lớn hơn 2 tuổi thì bạn nên đo chiều cao đứng. 

 Bạn thực hiện đo chiều cao đứng ở trẻ theo các bước sau: 

  •  Bạn sử dụng dụng cụ đo là thước gỗ hoặc thước micromet có độ dài tối thiểu 0,1 cm. 
  •  Bạn cần bỏ giày, dép và một số dụng cụ cá nhân ở trẻ trước khi đo chiều cao. 
  •  Hướng dẫn trẻ đứng 2 chân sát với nhau, dựa lưng vào thước đo và đảm bảo các điểm chạm vào mặt phẳng có thước: bao gồm vai, gót chân, bụng và mông. Trục thước đo trùng với trục cơ thể, mắt nhìn thẳng 2 tay sang 2 bên. 
  •  Bạn dùng eke áp sát đỉnh đầu nằm thẳng góc với thước đo rồi đọc kết quả theo cm với 1 số lẻ. 

 Thực hiện đo chiều cao nằm ở trẻ theo các bước sau: 

  • Đặt thước đo trên mặt phẳng nằm thẳng, chắc chắn (trên mặt bàn hoặc dưới sàn nhà. ..) rồi loại bỏ giày dép, vật dụng cá nhân của trẻ trước khi đo. 
  • Trẻ được đặt nằm sấp trên mặt thước, bạn tiến hành để hai gối trẻ thẳng và hai gót chân chạm nhau để đảm bảo 5 điểm chạm: Bụng chân, gót chân, chẩm, mông và vai áp sát vào thước đo. 
  • Cần đảm bảo trục của cơ thể trẻ phải vuông góc với trục của thước. Đồng thời dùng tay còn lại nâng eke di động của thước áp sát vào bàn chân để bàn chân thẳng đứng và vuông góc với mặt thước. 
  • Sau khi thực hiện xong, bạn nên sử dụng bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé theo chuẩn WHO để so sánh đối chiếu kết quả, qua đó giúp đánh giá tình trạng phát triển cũng như tình trạng dinh dưỡng của bé. 
Hướng dẫn cách đo chiều cao của trẻ sơ sinh
Hướng dẫn cách đo chiều cao của trẻ sơ sinh

Dụng cụ đo chiều cao ở trẻ sơ sinh chuẩn nhất 

Thước đo chiều cao trẻ sơ sinh Seca 210 của Đức là bộ dụng cụ chuẩn có kết quả chính xác được bác sĩ khuyên dùng. 

  •  Chất liệu: Nhựa 
  •  Đặc điểm cấu tạo: Tiết kiệm không gian, gọn. Phần đầu tấm đo được cố định và phần chân có thể trượt giúp xác định chiều cao trẻ. 
  •  Nơi mua: Sàn thương mại điện tử uy tín hoặc cửa hàng, nhà thuốc bán vật dụng y tế cho trẻ. 
Dụng cụ đo chiều cao ở trẻ sơ sinh chuẩn nhất
Dụng cụ đo chiều cao ở trẻ sơ sinh chuẩn nhất

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa trên chỉ số đo chiều cao cân nặng của trẻ 

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em bằng số đo cân nặng và chiều cao dựa theo 3 chỉ tiêu: cân nặng/tuổi (CN/T) , chiều cao/tuổi (CC/T) , và cân nặng/chiều cao (CN/CC) với Quần thể chuẩn WHO 2006. 

Điểm số tiêu chuẩn (standard score/z-score) chỉ rõ một thành phần chênh lệch so với trung bình là bao nhiêu độ lệch tiêu chuẩn. Điểm số tiêu chuẩn được tính theo công thức:

  • Z-score nếu như nhỏ hơn 0 thì thể hiện một thành phần nhỏ hơn trung bình 
  • Z-score nếu lớn hơn 0 thì đang thể hiện một thành phần lớn hơn trung bình 
  • Z-score nếu bằng 0 thì đang thể hiện một thành phần bằng với trung bình 
  • Z-score bằng 1 thể hiện thành phần đó lớn hơn trung bình 1 độ lệch chuẩn và 2 tương đương với 2 độ lệch chuẩn 
  • Z-score là -1 thể hiện thành phần đó nhỏ hơn trung bình 1 độ lệch chuẩn và -2 tương đương với 2 độ lệch chuẩn
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa trên chỉ số đo chiều cao cân nặng của trẻ
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa trên chỉ số đo chiều cao cân nặng của trẻ

Tính chỉ số BMI cơ thể dựa theo chỉ số đo chiều cao cân nặng của trẻ 

Chỉ số BMI ở trẻ em giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng để từ đó phụ huynh có thể điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập cho phù hợp giúp con trẻ phát triển khỏe mạnh nhất. 

  •  Bước 1: Công thức tính chỉ số BMI = Cân nặng (kg)/(Chiều cao (m) * Chiều cao (m)) 
  •  Bước 2: Đánh giá tình trạng sinh dưỡng của trẻ em dựa vào biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi ở trẻ em 

 Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi là chỉ số hay được sử dụng nhất trong đo lường kích thước và mô hình tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên. 

Tính chỉ số BMI cơ thể dựa theo chỉ số đo chiều cao cân nặng của trẻ
Tính chỉ số BMI cơ thể dựa theo chỉ số đo chiều cao cân nặng của trẻ

Cần lưu ý gì khi đo chiều cao cho bé tại nhà?

  •  Nên sử dụng thước đo chuyên dụng để có được một kết quả đo đạc chuẩn xác nhất. 
  •  Muốn chiều cao đạt chuẩn nhất, mẹ nên đo vào buổi sáng. 
  •  Nên ghi lại mỗi lần đo để biết được sự phát triển của con. 
  •  Bé trai thông thường sẽ có chiều cao tốt hơn so với bé gái. 
  •  Con nên đo 3 tháng 1 lần, thậm chí có thể nhiều hơn. 
Cần lưu ý gì khi đo chiều cao cho bé tại nhà
Cần lưu ý gì khi đo chiều cao cho bé tại nhà

Trẻ không đạt chuẩn về chiều cao thì phải làm sao?

Các bậc phụ huynh có thể dựa trên các biểu hiện sau đây có thể biết con đang bị chậm tăng trưởng như thế nào: lùn và chậm tăng trưởng chiều cao, đối với trẻ có cân nặng thấp sẽ có dáng vẻ mũm mĩm và vẻ mặt “non” hơn so với tuổi, . .. 

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu chiều cao không đạt được những cột mốc theo độ tuổi hoặc chiều cao tăng trưởng chậm ( <5cm/năm với trẻ từ 3 tuổi trở lên) thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và chữa trị càng sớm càng tốt. 

Trẻ không đạt chuẩn về chiều cao thì phải làm sao
Trẻ không đạt chuẩn về chiều cao thì phải làm sao

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho con

Đối với bé từ 0 – 6 tháng tuổi: Sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng chính và quan trọng nhất cho sự phát triển của bé trong giai đoạn này. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các mẹ hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, vì: 

  •  Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất dồi dào, đặc biệt thích hợp với dạ dày còn non nớt của trẻ sơ sinh và giúp bé dễ dàng tiêu hoá hơn (trong sữa mẹ có nhiều đạm whey – loại đạm dễ hấp thu) 
  •  Sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ có nhiều dưỡng chất cần thiết cùng các chủng vi sinh vật có lợi probiotics (bifidobacteria và lactobacilli) 
  •  Sữa mẹ giúp bé giảm nguy cơ bệnh tật và phát triển nhận thức tốt hơn. 

 Tuy nhiên, sau 0 – 6 tháng tuổi, do bé không ăn được nhiều nên mỗi cữ sữa hàng ngày cần được mẹ phân nhỏ theo một “thời gian biểu” phù hợp với cơ địa và khả năng ăn của con. 

Để cung cấp đủ hàm lượng DHA và các dưỡng chất cần thiết khác cho bé qua nguồn sữa mẹ, thì người mẹ nên thường xuyên bổ sung thêm các thực phẩm như DHA, canxi, sắt, choline… vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình (như là cá hồi, cá ngừ, dầu cá…). Theo WHO, hàm lượng DHA cần thiết cho người mẹ trong giai đoạn mang thai là 200mg mỗi ngày.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho con
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho con

Khuyến khích trẻ nhỏ vận động

Vận động không những giúp phát triển thể chất toàn diện mà cải thiện tinh thần và kỹ năng xã hội cho trẻ. Vận động giúp tăng quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu đến các tế bào. Chính vì vậy vận động giúp cơ thể trẻ em khỏe mạnh và có sức đề kháng cao. 

  • Vận động giúp trẻ phát triển thể chất khoẻ mạnh 
  • Vận động giúp cải thiện mặt sức khỏe cũng như tinh thần 
  •  Giúp tăng cường trí nhớ 
  •  Giúp giảm lo âu và trầm cảm 
  •  Giúp tăng khả năng ghi nhớ 
  •  Phát triển kỹ năng sống 
  • Tạo sự thoải mái cho trẻ 

Trẻ nhỏ trong quá trình vận động các môn thể thao và các trò chơi tập thể sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động trên tinh thần đồng đội và có thể phối hợp tốt với bạn bè. Giúp trẻ nâng cao khả năng học hỏi và hợp tác hơn. 

Khuyến khích trẻ nhỏ vận động
Khuyến khích trẻ nhỏ vận động

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ của trẻ 

 Nguyên nhân làm trẻ không có được một giấc ngủ tốt vào ban đêm đa phần là do cha/mẹ không tạo được thói quen giấc ngủ tốt cho con, bởi sinh hoạt của bé không theo một lịch trình nhất quán, hoặc vì bé đã được nghỉ ngơi rất nhiều vào ban ngày.  

Tư thế nằm ngủ nào cũng có các lợi ích và nguy cơ riêng. Tùy theo đặc điểm, lứa tuổi và tình trạng sức khoẻ của trẻ mà linh động chọn lựa tư thế ngủ thích hợp nhất. Mẹ có thể thay đổi tư thế ngủ của bé theo từng cữ ngủ khác nhau tạo cơ hội phát triển cho cơ toàn trên của bé.

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ của trẻ
Đảm bảo chất lượng giấc ngủ của trẻ

Cải thiện tư thế ngủ sớm

  •  Tránh ngủ cùng giường 
  •  Sử dụng núm vú giả trong khoảng thời gian con trẻ đang ngủ 
  •  Chọn loại chăn, ga gối, nệm thích hợp 
  •  Để giúp trẻ gập người 
  •  Môi trường ngủ tốt 
Cải thiện tư thế ngủ sớm
Cải thiện tư thế ngủ sớm

Cải thiện chiều cao bằng sữa tăng chiều cao

Để giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tối ưu thì việc bổ sung thêm sữa trong khẩu phần hàng ngày của trẻ là vô cùng cần thiết.

Hiện nay hầu hết các sản phẩm sữa được quảng cáo trên một số phương tiện thông tin đại chúng là có chứa thành phần giúp trẻ tăng chiều cao, đó là sự thật. Nhưng tỷ lệ, hàm lượng và chất dinh dưỡng trong các loại sữa là khác nhau và đây mới là yếu tố chính quyết định khả năng tăng trưởng chiều cao cho trẻ. Do đó, lựa chọn loại sữa nào sẽ giúp bé tăng chiều cao tối đa rất cần sự quan tâm của các bậc cha mẹ.

Cải thiện chiều cao bằng sữa tăng chiều cao
Cải thiện chiều cao bằng sữa tăng chiều cao

Cải thiện chiều cao cho trẻ với thuốc tăng chiều cao 

 Công dụng của thuốc tăng chiều cao cho trẻ em bao gồm: 

  •  Thuốc tăng chiều cao giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp bé cao lớn hơn. 
  •  Hỗ trợ tăng cường cho hệ xương chắc khoẻ và dẻo dai hơn. giúp tăng cường đề kháng cho trẻ và giảm nguy cơ bị một số bệnh mãn tính. 
  •  Hỗ trợ tăng cường chức năng của mắt giúp phát triển trí não tốt hơn. 
Cải thiện chiều cao cho trẻ với thuốc tăng chiều cao
Cải thiện chiều cao cho trẻ với thuốc tăng chiều cao

Thăm khám sức khỏe định kỳ 

cha mẹ nên có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho con. Ngoài ra, thường xuyên đưa con tham gia các hoạt động vận động và cung cấp cho con chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng là những cách giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Cha mẹ cần nhớ, sức khỏe là vô giá và sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của con, vì vậy hãy đặt sức khỏe con lên hàng đầu và chăm sóc cho con một cách toàn diện. 

Thăm khám sức khỏe định kỳ
Thăm khám sức khỏe định kỳ

Khỏe và đẹp – phòng khám kiểm soát chiều cao uy tín nhất tại thành phố Hồ Chí Minh

Phòng khám Khỏe và Đẹp đang nằm trong top những phòng khám kiểm soát chiều cao hiệu quả nhất hiện nay, sở hữu đội ngũ các bác sĩ và tư vấn viên có chuyên môn cao.

Đặc biệt, khi đến với phòng khám Khỏe và Đẹp các Tiến sĩ Bác sĩ sẽ là người trực tiếp chăm sóc và trao đổi với bạn. LÝ ĐẠI LƯƠNG, tu nghiệp tại ĐH Yonsei – Hàn Quốc (2016-2020), kiêm Phó Chủ nhiệm Bộ môn Sinh lý – Sinh lý bệnh Khoa Y, ĐHQG TP HCM.

Vì vậy bạn không cần phải lo lắng khi đến đây để thăm khám và kiểm soát chiều cao của mình cũng như con em.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 78 Nguyễn Giản Thanh, Phường 15, Q.10, TP. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0908067070
  • Hotline: 19004618
  • Email: cskh@drspa.vn

Mong rằng qua bài viết trên, các bậc phụ huynh đã hiểu thêm về cách đo chiều cao của trẻ sơ sinh cũng như các phần liên quan khác để biết cách chăm sóc trẻ một cách đầy đủ để cho trẻ phát triển bản thân cách toàn vẹn, nếu còn thắc mắc hay muốn giải đáp câu hỏi nào về cách đo chiều cao cho trẻ sơ sinh xin quý khách vui lòng liên hệ cho DrSpa để được tư vấn kịp thời, sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi.