Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi mới nhất là cơ sở để mẹ bầu dễ dàng nắm bắt về quá trình phát triển cân nặng của thai nhi khi thai nhi đang nằm trong bụng mẹ. Dựa trên các thông số của bảng cân nặng này, thai phụ có thể đối chiếu với kết quả siêu âm thai nhằm kịp thời có những điều chỉnh trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để thai nhi phát triển tốt. Dưới đây Dr spa sẽ chia sẻ bảng cân nặng dành cho thai nhi theo tuần tuổi chuẩn nhất mà mẹ bầu nên tham khảo thêm
Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi như thế nào?
Cách đo chi tiết theo từng giai đoạn của tuổi thai như sau:
- Từ 8 – 19 tuần: em bé được đo chiều cao từ đầu đến mông. Lúc này, chân của bé bị bẻ cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó khăn để đánh giá chính xác cân nặng và chiều cao của bé. Chiều cao đo được này gọi là độ dài của mông.
- Từ tuần 20 – 42, chiều cao của bé được tính từ mông đến gót chân: Trong thời gian này, kích thước và cân nặng thai nhi sẽ tăng dần
- Từ tuần thứ 32, chỉ số cân nặng thai nhi sẽ phát triển tối đa và các đường nét đầu tiên của cơ thể đã hình thành.

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế WHO



Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi được chia theo chiều cao, ví dụ: cân nặng thai nhi ở tuần 33 là 2kg và dài 44.1 cm, cân nặng thai nhi ở tuần 34 là 2.2 kg và chiều dài là 45.3 cm.
Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam được tạo ra để mẹ bầu có thể kiểm soát chặt chẽ nhất sự tăng trưởng của bé yêu trong các tuần. Các chỉ số cân nặng thai nhi chuẩn thường được đưa ra theo mỗi tuần thai, kể từ tuần thứ 8 cho đến cuối tuần thứ 40 của thai kỳ. Sau khi thăm khám và so sánh với bảng theo dõi cân nặng thai nhi, mẹ bầu sẽ biết con mình có đang phát triển khoẻ mạnh hay không? Thai nhi có bị thấp hơn hoặc nhỉnh hơn so với tiêu chuẩn cân nặng thai nhi không? Từ đó, mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng, tập thể dục sao cho thích hợp để thai nhi phát triển tốt nhất.
Một số bảng cân nặng thai nhi theo tiêu chuẩn khác:
Yếu tố tác động tới cân nặng của thai nhi
Có rất nhiều yếu tố tác động đến cân nặng của thai nhi trong suốt thai kỳ gây ảnh hương không tốt cho quá trình phát triển của thai nhi.
Yếu tố di truyền và sự khác biệt về chủng tộc
Ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc khác nhau, sẽ có những chỉ số cân nặng của thai nhi khác nhau. Điều này có nghĩa là cân nặng của bé sẽ có sự chênh lệch với cân nặng và trọng lượng của bố mẹ.

Sức khỏe của mẹ bầu khi mang thai
Trong trường hợp mẹ bầu bị một số bệnh như tiểu đường hay béo phì thường sẽ có xu hướng sinh con to và thừa cân hơn những mẹ bầu khác. Ngược lại, nếu vóc dáng mẹ bầu không tăng cân hay tăng cân quá thấp cũng có khả năng làm cho thai nhi bị suy dinh dưỡng. Điều này được biểu hiện ở chỉ số cân nặng của bé ngay khi nằm trong bụng mẹ.

Thứ tự sinh con
Trên thực tế, con sau sẽ lớn hơn con đầu, nhưng nếu khoảng cách sinh của các con là quá gần thì có thể gây ra hiện tượng ngược lại, con thứ nhẹ cân hơn con trước.

Số lượng thai
Mẹ bầu mang sinh đôi hoặc đa thai thì cân nặng thai nhi cũng sẽ thấp hơn so với mức cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi.

Việc theo dõi cân nặng của thai nhi mang lại lợi ích gì?
Thai nhi tăng trưởng quá mức hoặc thiếu chất sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của bé. Bố mẹ cần chú ý theo dõi cân nặng của con để có thể nắm bắt được những rủi ro có thể xảy đến với thai nhi như:
Thai nhi thừa cân
Đây không những khiến ca sinh nở của mẹ bầu trở nên phức tạp hơn mà còn gây tổn hại với cả cơ quan sinh sản của mẹ, ví dụ như làm vỡ tử cung trong khi sinh con. Trong những trường hợp trẻ nhẹ cân sau khi sinh con ra ngoài thai phụ phải lựa chọn cách đẻ mổ. Bé sẽ gặp phải một số biến chứng ngay lúc mới chào đời ví dụ như hạ đường huyết dẫn đến suy hô hấp, suy tim, hạ thân nhiệt, suy tuần hoàn,, . .. thậm chí là dẫn tới tử vong. Thậm chí một số bé khác còn phải đối mặt với những chứng bệnh không thể chữa trị như tiểu đường, tim mạch, trầm cảm, ung thư, …

Thai nhi nhẹ cân
Một trong nguyên nhân khiến thai nhi nhẹ cân là do mẹ không nạp đầy đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hàng ngày khiến cho bánh nhau bé hơn bình thường, điều này làm cho lượng máu tới nhau thai thấp và thai nhi sẽ không nhận được oxy cũng như những chất quan trọng khác. Vì vậy trẻ sẽ có nguy cơ khó thở do thiếu oxy và thai nhi có thể chết lưu. Khi sinh ra em bé sẽ mắc phải một số bệnh viêm phổi, hạ huyết áp, đa hồng cầu, . .. Các bé thấp cân cũng có khả năng trí tuệ của trẻ chậm phát triển và chỉ số IQ kém hơn tất cả các bé bình thường.

Dưới đây là video về bảng cân nặng thai nhi theo tuần, bạn có thể tham khảo xem thêm:
Lưu ý về cân nặng thai nhi
Sau khi thăm khám và phát hiện cân nặng của bé có sự sai khác đáng kể so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi thì mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Bởi đây có thể là một trong các triệu chứng báo hiệu những bất thường đối với sức khoẻ và sự tăng trưởng của thai nhi.
Nếu mỗi tuần, thai nhi phát triển nhanh hơn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi, đặc biệt ở tháng cuối của thai kỳ, thì khả năng trẻ đã ra đời sớm hơn so với tuổi dự kiến. Khi thai quá to, sẽ gây cản trở cho quá trình chuyển dạ và sinh đẻ. Nếu kích thước của bé thấp hơn so với bảng tiêu chuẩn khoảng 3cm, thai nhi sẽ có khả năng bị một số căn bệnh như tiểu đường, béo phì. .. ngay từ trong bụng mẹ.
Nếu thai nhi có những chỉ số thấp hơn đáng kể so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần, kết quả siêu âm so với bảng cân của em bé có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm, mẹ bầu cần ngay lập tức thực hiện việc thăm khám và bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một vài xét nghiệm nhằm tìm ra bệnh. Bạn cần phải làm xét nghiệm về chức năng nhau thai để bác sĩ đánh giá liệu nhau có cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi và thử xem dây rốn có khác thường.
Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi bạn thật kỹ để xem chế độ ăn uống của bạn có tốt cho sự phát triển của con hay có bị những yếu tố khác ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe tâm thần hay không. Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn những giải pháp cụ thể, ví dụ điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi phù hợp. Mẹ cần có sự điều chỉnh hợp lý nhằm cải thiện cân nặng của bé.
Nếu thai nhi quá nhẹ cân thì bé có thể bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ và dễ mắc một số chứng bệnh về phổi, sức đề kháng của trẻ khi sinh ra sẽ yếu đi, đặc biệt là có thể làm hại cho việc phát triển trí thông minh của trẻ sau này.

Làm cách nào để thai nhi phát triển đạt tiêu chuẩn quốc tế?
Để đạt tiêu chuẩn cho cân nặng thai nhi các mẹ bầu cần chú ý đến những điều dưới đây:
- Mẹ bầu không ăn quá no nhưng đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Kiểm soát cân nặng, không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhanh hay quá ít. Trong suốt thai kỳ, bà bầu nên giữ trọng lượng cơ thể ổn định từ 10 – 12kg. Nếu mang đa thai, bạn cần tăng khoảng 16 – 20 kg. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng chỉ nên tăng thêm không quá 1.5 – 2kg. Nếu bác sĩ cảnh báo mẹ thiếu cân thì cần phải tăng tiếp khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn dư cân trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc sẽ tăng thêm không quá 1 kg. Giai đoạn thai kỳ sau tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0.5 kg, còn nếu dư cân bạn chỉ cần hạn chế cân nặng trong khoảng 0.2 – 0.3 kg/tuần mà thôi.
- Cần có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp. Không nên quá căng thẳng, áp lực vì điều này cũng ảnh hưởng không tốt tới cân nặng của thai nhi. Bạn cần cân bằng giữa chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập cung như nghĩ ngơi hợp lý.
- Thăm khám thai định kỳ nhằm hiểu rõ quá trình phát triển và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, nếu có sự sai khác nhiều so với bảng cân nặng ban đầu thì nên có những điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ để khắc phục tình trạng trên.

Cần làm gì khi cân nặng thai thấp hoặc cao hơn tiêu chuẩn quốc tế?
Khi trọng lượng thai nhi thấp hay cao hơn tiêu chuẩn quốc tế cũng đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Đối với thai bị thừa cân theo bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế
- Điều chỉnh khẩu phần ăn:
Mẹ cần chọn các thực phẩm có hàm lượng calo thấp giúp thai nhi không bị tăng cân quá mức mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất, nước cho thai nhi. Một số loại rau quả mà mẹ cần ưu tiên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày là cà rốt, dâu tây, cải bó xôi, bông cải xanh, . ..
Hạn chế những thức ăn giàu chất béo và ngọt như mứt, bánh kẹo, sandwich, . ..
- Chia các bữa lớn thành bữa nhỏ:
Việc này giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động được hiệu quả hơn và dễ dàng hấp thụ mọi chất dinh dưỡng, không để dư chất. Điều này giúp mẹ không bị thừa cân quá mức.
- Thường xuyên tập thể dục:
Nếu trong thời gian mang bầu mẹ nên chăm chỉ tập thể dục sẽ làm cho sự trao đổi chất diễn ra nhanh chóng hơn, lượng protein và calo sẽ dễ dàng được chuyển hóa thành năng lượng. Bên cạnh đó nên giữ tinh thần thoải mái, tích cực, bình tĩnh.
- Kiểm soát cân nặng:
Các mẹ cần lưu ý theo dõi cân nặng định kỳ, nếu mẹ có cân nặng tốt thì sẽ hạn chế được tình trạng thai nhi tăng trưởng quá mức gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

Đối với thai bị thiếu cân theo bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế
Thai phụ cần chú ý ăn đủ chất và đa dạng hoá các loại thực phẩm để cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn dành cho thai nhi. Nên chia thành các bữa nhỏ giúp thai nhi có thể tiếp nhận đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein trong bữa ăn hàng ngày để giúp thai nhi tăng cân một cách tự nhiên, thông minh và khỏe mạnh. Một số thực phẩm giàu protein, tốt với bà bầu như bông cải xanh, cải bỏ xôi, cà chua, cá hồi, trứng, sữa bò, lươn, . ..
Mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn để có sức khoẻ ổn định và phòng tránh các loại bệnh tật. Thai phụ nên tránh lao động nặng nhọc cũng như căng thẳng và lo lắng quá mức. Điều này có thể khiến thai nhi chậm tăng trưởng.
Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt điều độ, khoa học: Bà bầu không nên thức quá khuya, tốt nhất là đi ngủ trước lúc 10h tối, kết hợp luyện tập thể dục nhẹ nhàng, chú ý theo dõi cân nặng của mẹ và thai nhi.
Bổ sung một số loại vitamin thiết yếu cho cơ thể như kẽm, axit folic, canxi, DHA, . ..
Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá bởi những chất này là thủ phạm làm cho bào thai kém phát triển.

Cân nặng của mẹ có ảnh hưởng đến trọng lượng thai theo tuần không?
Trong suốt thai kỳ, việc giữ cân nặng của mẹ bầu ở mức phù hợp là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về chiều dài và cân nặng của thai nhi qua từng tuần. Nếu mẹ bầu tăng cân quá mức, nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ và sinh mổ sẽ tăng lên, trong khi đó, tăng cân quá ít có thể dẫn đến thai nhi không đủ dưỡng chất và sinh non. Vì vậy, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện 30 phút mỗi ngày để mang thai khỏe mạnh. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên tăng tối đa 1,5 – 2kg và nếu bị thiếu cân thì phải tăng thêm khoảng hơn 2kg. Nếu thừa cân, mẹ bầu có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa 1kg. Từ tuần thứ 14 đến 28, mẹ bầu nên tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần, tuy nhiên, nếu thừa cân thì nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0,2 – 0,3kg/tuần. Ngoài ra, một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trọng lượng thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi giới tính, tuổi tác, chiều cao, và cân nặng của mẹ bầu.
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ tất cả những thông tin về bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo để theo dõi trọng lượng thai nhi theo tuần tuổi. Để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám để lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia một cách tốt nhất. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi mang lại sẽ hữu ích dành cho bạn.