Sau tiêm filler đã có rất nhiều chị em phụ nữ chia sẻ về tình trạng vết tiêm filler bị bầm tím. Bạn có thể bị thâm tím vùng mặt, sưng tím mắt, thâm tím môi, bầm tím gò má. .. Nhưng đừng vội lo lắng vì nhiều chuyên gia cho rằng đa phần tình trạng da bị thâm tím do tiêm filler chỉ là hiện tượng tự nhiên của cơ thể và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu bạn bị thâm tím liên tục kèm theo sưng tấy nên vào trung tâm y tế để chữa trị và ngăn chặn khả năng xuất hiện biến chứng.
Biểu hiện của vết tiêm filler bị bầm tím
Hiện tượng da bầm tím sau tiêm filler và sưng tấy tại chỗ thực hiện tiêm có thể coi là phản ứng sinh lý thông thường của một cơ thể sống. Có khoảng 80% số người mắc bị những vết thâm trên da. Nó chỉ kéo dài khoảng 1-2 ngày sau và tự động biến mất mà không cần có các can thiệp y tế. Vậy cho nên, nhiều chị em không cần phải lo ngại đến hiện tượng thâm tím da sau tiêm filler bởi các bác sĩ đã có tiên lượng từ trước.

Có không nhiều trường hợp tiêm filler bị thâm tím da một cách trầm trọng và được đánh giá là dấu hiệu của biến chứng thẩm mỹ. Trong một số trường hợp sau bạn cần phải lưu ý thêm tới những biến đổi sắc tố của da và nên đến ngay trung tâm y tế để có kết quả chẩn đoán và điều trị chuẩn xác nhất.
- Da bị thâm tím liên tục trên 3 ngày vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Vùng da bị thâm tím lan lớn hơn vùng đã thực hiện tiêm filler trước đó.
- Vùng da bị tím cùng đó là các triệu chứng đau đầu, buồn nôn. Tình trạng đau nhức kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều khách hàng.
- Ở đầu những vết thương có nhiều dịch cũng là dấu hiệu biến chứng khi tiêm filler. Nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ tăng cao và chúng ta phải giải quyết tình trạng này kịp thời. ..
Nguyên nhân khiến vết tiêm filler bị bầm tím
Hiện tượng sưng và tình trạng bầm tím sau khi tiêm filler là một phản xạ hết sức tự nhiên của cơ thể. Nó biểu thị cơ thể đang tự tạo nên một phản ứng để phòng vệ cho việc thâm nhập của một chất khác hay vật thể lạ ở bên ngoài hoặc bên trong. Và khi đến lúc cơ thể thích ứng với filler thì tình trạng bầm tím sẽ tự khắc biến mất.

Bên cạnh đó, dưới da của con người có chứa khá đông những mạch máu lớn nhỏ. Các mạch sắp xếp chồng chéo lên nhau tương tự với một cái mạng nhện lớn. Và nếu tiêm filler thì những chiếc kim sẽ đâm xuyên mạch làm tan chảy chúng gây ra da bị thâm đen. Vấn đề sẽ rất nghiêm trọng một khi filler bị tiêm trực tiếp vào những mạch máu lớn. Do đó, có thể thấy tiêm filler đòi hỏi một kĩ thuật cực cao.
Một số những tác nhân làm da bị thâm tím do tiêm filler khác bao gồm:
Filler kém chất lượng
Khi sử dụng loại thuốc tiêm kém chất lượng cơ thể sẽ gây nên những phản ứng dữ dội và cuối cùng là làm tất cả các biện pháp nhằm loại bỏ chúng ra bên ngoài. Khi ấy, khuôn mặt của bạn không chỉ trở nên thâm tím hơn mà còn có thể sưng tấy liên tục. Tình trạng trên nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nghiêm trọng và có thể thậm chí là tử vong.

Bác sĩ cũng khuyến cáo rằng filler chất lượng sẽ có thành phần chính là HA và thời gian sử dụng khoảng 8-12 tháng. Với những loại thuốc có thành phần cao hơn đặc biệt là silicon thể lỏng nguy cơ tai biến thẩm mỹ sẽ còn cao hơn. Do đó, nên chọn lựa cho bản thân một loại filler tốt thay vì mua filler giá rẻ không có nguồn gốc cụ thể.
Trình độ tay nghề của bác sĩ chuyên khoa
Tiêm filler không có nhiều rủi ro giống phẫu thuật thẩm mỹ tuy nhiên lại yêu cầu kỹ thuật cần đảm bảo độ chính xác, độ sâu của mũi tiêm, điểm tiêm, . .. mới mang đến hiệu quả như ý mong muốn. Và tất nhiên chỉ có những bác sĩ đã thực sự chuyên nghiệp mới có thể hỗ trợ bạn tiêm filler một cách hiệu quả mà không mang đến tác phụ hoặc biến chứng khác thường.

Trong phẫu thuật, bác sĩ phải định vị đúng điểmtrước khi tiêm nhằm không gây vỡ những mạch máu. Khi này, vết thâm mặt sẽ dần dịu đi. Bác sĩ có kinh nghiệm cũng sẽ là chuyên gia giúp bạn nhận biết thâm tím mặt do tiêm filler là bình thường hay đột biến. Từ đấy tìm ra hướng khắc phục và chữa trị thích hợp nhất.
Dùng filler quá liều lượng cho phép
Việc tiêm filler ở liều lượng cao sẽ rất nguy hiểm. Nó không chỉ làm các khu vực da đã tiêm filler trở nên căng vượt ngưỡng mà còn có nguy cơ hoại tử. Nguy hiểm hơn là filler sẽ nhanh chóng chèn ép vào những mạch máu lớn làm cho việc bị thâm tím do tiêm filler trở nên nghiêm trọng thêm.

Do đó, đừng tin tưởng những lời quảng cáo “làm đẹp với filler không hạn chế cc”, đừng nghĩ rằng tiêm nhiều sẽ tốt mà nên lắng nghe theo ý kiến khuyên của bác sĩ chuyên môn.
Chăm sóc sau tiêm khiến da bị bầm tím
Dù đó là 1 vết tiêm nhỏ nhưng nếu chăm sóc không tốt hoặc dính bụi dơ và vi khuẩn, rửa không làm sạch sẽ bị nhiễm trùng. Thời gian nhạy cảm nhất là khoảng 24h đầu tiên sau phẫu thuật vì khi ấy vết thương chưa khép lại. Khi tiêm, nếu không vệ sinh da sạch sẽ thì sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của filler.
Cách khắc phục hiện tượng vết tiêm bị bầm tím

Khi thấy vết tiêm filler trở nên sưng tím, nhiều chị em băn khoăn không rõ xử lý như thế nào cho hết thâm. Bạn hãy thử một vài cách dưới để khắc phục vết thương thâm tím và để vết tiêm mau hồi phục sau khi tiêm filler:
Sử dụng thuốc kháng sinh

Đây là cách đơn giản và có tác dụng nhất, bạn nên dùng thuốc do bác sĩ kê đơn và nghe lời khuyên hướng dẫn cách chăm sóc sau khi thực hiện tiêm filler từ bác sĩ. Hiện nay có cả thuốc dùng cho tiêm và thuốc dùng trong ăn uống, nhưng bạn hãy chú ý sử dụng tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để giúp giảm sưng viêm và giảm đau.
Nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ

Nếu vết tiêm của bạn có những dấu hiệu, tình trạng bầm tím bất thường, không cải thiện mà còn lan rộng ra thì nên đến những trung tâm y tế để bác sĩ hoặc chuyên gia thăm khám tư vấn sẽ hỗ trợ bạn cải thiện tình trạng một cách hiệu quả, dễ dàng và an toàn với cơ thể.
Hạn chế những loại thực phẩm như đồ nếp, hải sản,…

Kiêng cữ dùng một số nhóm thực phẩm có chứa chất làm tổn thương làn da do sử dụng filler như: cá, tôm, thịt heo, thịt gà, trứng,đồ nếp, thịt đỏ . .. hoặc các thực phẩm giàu dầu mỡ, cay nóng có nhiều chất bảo quản.
Bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất giúp vết thương nhanh hồi phục và giúp da trở nên đẹp như ý muốn từ một số loại hoa quả, có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B, vitamin E, . ..
Hạn chế hoạt động mạnh và Không chạm tay lên khu vực vừa tiêm

Sau khi tiêm filler, khoảng 1 tháng sau filler mới trở lại form đẹp hoàn hảo. Trong thời điểm trên, bạn cũng không nên vận động mạnh, không tập luyện thể dục hoặc yoga quá mạnh. Đồng thời không chạm vào khu vực vừa tiêm, hạn chế ngẩng hay nghiêng người, hãy cố định điểm đó. Các loại mỹ phẩm nên ngưng sử dụng khoảng 10 ngày, hoặc tối thiểu trong 24h nhằm giúp hạn chế tình trạng phản ứng dị ứng trên vùng da sau tiêm.
Địa chỉ cung cấp filler uy tín, chất lượng

Dr.Spa là trang web cung cấp thông tin về các dịch vụ của Công ty TNHH Giải Pháp Khoa Học Làn Da, có trụ sở tại: 78 Nguyễn Giản Thanh, Phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Dr.Spa cung cấp thông tin và dịch vụ từ công ty TNHH Giải Pháp Khoa Học Làn Da, một công ty đã được cấp phép bởi Sở Y tế. Tất cả chứng nhận về nhập khẩu sản phẩm làm đẹp và chứng nhận quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế đối với công ty đều được Dr.Spa cung cấp trên trang web có địa chỉ Drspa.vn và công ty TNHH Giải Pháp Khoa Học Làn Da có quyền quản lý và chịu trách nhiệm cho chúng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
————————–
Công ty TNHH Giải Pháp Khoa Học Làn Da
Địa chỉ: 78 Nguyễn Giản Thanh, Phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Mã số thuế: 0314701704
Email: khoedepclinic@gmail.com
Số điện thoại: 076 4733186 – 0768071727
Google Maps: https://g.page/r/CTdT6O31LC5TEBM/review
Xem thêm bài viết:
Tiêm filler có bị chảy xệ không? Cách hạn chế hiện tượng chảy xệ khi tiêm filler
Dấu hiệu của tiêm filler bị vón cục và cách khắc phục
Nguyên nhân làm tiêm filler mũi bị tràn. Tràn filler mũi có nguy hiểm hay không?
Tiêm filler mũi giữ được bao lâu? Có an toàn hay không?
Tiêm filler môi giữ được bao lâu? Cách giữ cho đôi môi luôn căng mọng
Tiêm rãnh cười là gì? Tiêm filler rãnh cười có nguy hiểm không?
Cách giảm sưng khi tiêm filler môi
Biến chứng khi tiêm filler thường gặp và cách xử lý
Tiêm filler cằm bao lâu thì đẹp và ổn định
Vì sao tiêm filler bị sưng: nguyên nhân và cách khắc phục
Tiêm filler bị cứng bao lâu: Nguyên nhân và cách khắc phục
Tiêm filler bao lâu thì tan hết? Những lưu ý sau tiêm